Âm Dương là gì? Khái niệm về Âm Dương trong nghiên cứu huyền học

Âm Dương là gì? Khái niệm về Âm Dương trong nghiên cứu huyền học. Với bất kỳ bộ môn huyền học nào cũng đều đưa thuyết âm dương vào để tiến hành luận giải. Do đó quý vị trước khi bắt đầu học Tử Vi online cần hiểu được khái niệm Âm Dương là gì? Sau đó chúng ta sẽ bắt đầu đến với những kiến thức chuyên sâu hơn.

Khái niệm Âm Dương là gì?

Theo quan điểm của học tử vi online tại Tử vi việt nam thì việc học Âm Dương Ngũ Hành cũng giống như học triết lý, nó đòi hỏi phải có sự tưởng tượng, sự suy luận và có sự mạch lạc. Bởi Âm Dương Ngũ Hành ở Phương đông nó mang tính triết lý sâu sắc nên cho chúng ta phải bỏ qua việc làm cho nó “khoa học” theo kiểu phương Tây. Để đơn giản và dễ hiểu nhất về Âm Dương thì khái niệm dễ hiểu đó là :

  • Âm Dương là sự đối lập của 2 mặt nhưng thống nhất với nhau
  • Âm chủ về phần nhu, phần ít, phần kém, phần nhỏ, phần đục, phần nặng…
  • Dương chủ về phần cương, phần nhiều, phần tốt, phần lớn, phần thanh, phần nhẹ..
Âm Dương là gì? Khái niệm về Âm Dương trong nghiên cứu huyền học

.Tử Vi Việt Nam có thể liệt kê tới quý vị các cặp Âm Dương tương phản như:

  • Nóng – Lạnh
  • Sáng – Tối
  • Trái – Phải
  • Đen – Trắng
  • To – Nhỏ
  • Cao – Thấp
  • Giàu – Nghèo
  • Quân Tử – Tiểu Nhân
  • Già – Trẻ
  • Khỏe Mạnh – Ốm yếu
  • Nhanh – Chậm….

Âm Dương Ngũ Hành là gì?

Học thuyết âm dương ngũ hành là quan điểm triết học cơ bản của các môn Dịch học số thuật. Nó mang vạn sự vạn vật trong vũ trụ quy kết thành hai tính chất chính là âm dương, cho rằng sự hình thành, biến hóa, và phát triển của tất cả sự vật đều là kết quả do hai khí âm dương vận động và chuyển hoán nhau.

Cách vận dụng Âm dương ngũ hành trong luận đoán tử vi

Trong các môn Dịch học số thuật, âm dương biểu hiện thông qua thuộc tính ngũ hành. Ngũ hành chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các bậc hiền triết Trung Quốc thời cổ đại mang sự cấu tạo thành vũ trụ quy kết thành năm loại vật chất tối cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Học thuyết ngũ hành cho rằng, sự hình thành, phát triển và biến hóa của vạn sự vạn vật trong thế giới chúng ta đang sống, đều là kết quả sinh khắc chế hóa lẫn nhau của âm dương ngũ hành.

Căn cứ hiện tượng tự nhiên, kim loại (Kim) bị nung chảy hóa thành thể dịch (Thủy), nước (Thủy) nuôi sống cây cối (Mộc), cây cối (Mộc) có thể sinh ra lửa (Hỏa), lửa (Hỏa) thiêu đốt thành tro (Thổ), trong đất (Thổ) có chứa khoáng sản kim loại (Kim); các bậc hiền triết thời cổ đại đã tổng kết ra ngũ hành có hai đặc tính và quy luật tối cơ bản: tức tương sinh và tương khắc. Quy luật tương sinh và tương khắc của ngũ hành đều có quy luật tuần hoàn phản phục.

Tương sinh, giống như mẹ sinh con, là một loại vật chất có tác dụng sinh sôi, thúc đẩy, làm cho vận động, giúp cho lớn lên, trưởng thành đối với một loại vật chất khác. Ngũ hành tương sinh gồm có: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, tuần hoàn như vậy không ngừng.

Tương khắc, là một loại vật chất có tác dụng kiềm chế, ước thúc, áp chế đối với một loại vật chất khác. Ngũ hành tương khắc gồm có: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, tuần hoàn như vậy không ngừng.

Tương sinh và tương khắc là mâu thuẫn nhưng lại thống nhất, như vậy sẽ làm cho sự vật vận động, phát triển và thay đổi. Ngũ hành tùy theo bốn mùa trong năm mà thay đổi, sẽ biến hóa Vượng suy, căn cứ các mức độ khác nhau, có thể chia thành 5 cấp: “Vượng”, “tướng”, “hưu”, “tù”, “tử”. “Vượng” là Vượng thịnh; “tướng” là kế Vượng; “hưu” là lui về nghỉ; “tù” là suy yếu, bị rơi vào cảnh tù túng khốn khó; “tử” là sinh khí không còn, đến mức độ tử vong.

Phương pháp tính toán Vượng suy là: đương lệnh là Vượng, lệnh sinh là tướng, sinh lệnh là hưu, khắc lệnh là tù, lệnh khắc là tử (lệnh là chỉ bốn mùa. Mùa xuân thì Mộc đương lệnh; mùa hạ là Hỏa đương lệnh; mùa thu là Kim đương lệnh; mùa đông là Thủy đương lệnh; các tháng 3,6,9,12 là Thổ đương lệnh). Ví dụ, Mộc sinh ở mùa xuân chính là đương lệnh mà Vượng, còn Mộc sinh Hỏa là tướng, Thủy sinh Mộc là hưu, Kim khắc Mộc là tù, Mộc khắc Thổ là tử, v.v… Còn lại cứ vậy mà suy ra.

Trạng thái Vượng suy của ngũ hành còn có một phương pháp biểu đạt khác, tức là “Trường Sinh thập nhị thần”. Thứ tự của “Trường Sinh thập nhị thần” là: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt Thai, Dưỡng. Nó mang mức độ ngũ hành Vượng suy gắn vào hình tượng của toàn bộ quá trình của con người từ lúc hoài thai cho đến lúc tử vong, tuyệt diệt không còn gì. Kim Trường Sinh tại Tỵ, Mộc Trường Sinh tại Hợi, Hỏa Trường Sinh tại Dần, Thủy Thổ Trường Sinh tại Thân. Trong Đẩu Số, Trường Sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, là bốn trạng thái thuộc nhóm Vượng tướng; Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt là năm trạng thái thuộc nhóm suy lạc; Mộc Dục thuộc trạng thái phá tán thất bại; Thai, Dưỡng thuộc trạng thái ôn dưỡng trung gian.

Cách vận dụng Âm Dương trong luận giải tử vi và huyền học

Khi chúng ta nói đến Âm Dương tức là nói đến sự đối lập của chúng, như sự đối lập giữa Nóng và Lạnh, thì Nóng là Dương và Lạnh là Âm, nhưng thống nhất 1 điểm là chúng đều là Nhiệt độ. Giàu -Nghèo thì Giàu là Dương, Nghèo là Âm, Giàu nghèo đều thống nhất là Số lượng vật chất.

Bố – Con, thì bố là Dương, Con là Âm theo sự thống nhất là tuổi tác, nhưng Con là Dương còn Bố là Âm theo sức khỏe, vì con khỏe hơn bố. Bố là Âm so với ông Nội là Dương theo tuổi tác, nhưng Bố là Dương so với ông nội là Âm theo sức khỏe, vì ông nội yếu hơn bố. Âm Dương có thể chuyển đổi cho nhau từ Âm sang Dương và từ Dương sang Âm là như vậy, nhưng chuyển đổi phải cùng THỐNG NHẤT với nhau.

Tốt là Dương, Xấu là Âm. Quân Tử là Dương vì được gọi là tốt, Tiểu nhân là Âm vì xấu. Nhưng xấu tốt chỉ có tính tương đối, như người này Tốt mặt này nhưng lại xấu mặt kia, người kia xấu mặt này nhưng lại tốt mặt kia., Vì vậy khi đánh giá Tốt Xấu thì Tốt xấu về cái gì sau đó mới nói đến Âm Dương

Chú ý : khi dùng lý Âm Dương phải có sự thống nhất giữa chúng, ví dụ Giàu Nghèo là cặp Âm Dương theo sự thống nhất vật chất, Quân Tử – Tiểu Nhân là cặp Âm Dương theo sự thống nhất là nhân cách, chứ không được suy luận thành Giàu là Quân tử vì nó đều là Dương, Nghèo là Tiểu Nhân vì nó đều là Âm, bởi xét theo tương quan so sánh thì giữa Giàu và Quân tử không có điểm thống nhất.

Âm Dương luôn đi cùng nhau, gắn liền và không rời nhau, nếu tách rời nhau thì không còn là Âm Dương nữa, khi đó chỉ là Thái Cực. Và Âm theo Dương, Dương trước Âm sau. Ví dụ Ban ngày sáng do có ánh sáng Mặt Trời nên là Dương, buổi tối thì không có ánh sáng nên tối, bởi vậy là Âm, như vậy thực chất Âm theo Dương.

Sống – Chết có phải là 1 cặp Âm Dương? Đây là 1 cái rất quan trọng cần phân biệt.

Theo nguyên lý Âm Dương thì Âm Dương không tách rời nhau, cùng xuất hiện 1 lúc, cùng tồn tại song song. “Dịch hữu Thái Cực sinh lưỡng nghi…”cái đồ hình thái cực ở trên cho ta thấy Âm Dương tồn tại song song. Thái cực đồng thời sinh cùng lúc Âm Dương. Do vậy Ban ngày là Dương thì ở “bên kia địa cầu” là Âm. Hoặc ngoài trời nắng là Dương, trong nhà bóng mát là Âm. Dương có trước rồi đến Âm, hay Dương dùng để định nghĩa Âm.

Khi đó Sống Chết không đồng thời trên cùng 1 sự vật, bởi nó chỉ là 1 trạng thái theo quá trình Sinh Lão Bệnh Tử, nó là “dòng đời”. Cho nên Sống Chết không phải là cặp Âm Dương.

cái nặng đục thì xuống dưới nên là Âm, cái nhẹ trong bay lên là Dương, vậy electron nhẹ nên là Dương, Proton nặng đục nên làm Âm. Electron bao ngoài nên là Dương, proton ở trong nên là Âm xét theo vị trí. Eletron chuyển động nên là Dương, Proton đứng yên nên là Âm

Cho nên theo Phương Tây thì Eletron Âm, Proton Dương nhưng theo lý học phương Đông thì không phải như vậy, cái Âm Dương có thể hoán đổi cho nhau.

Tụ Tán là 1 cặp Âm Dương. Nước mưa Tụ lại là Âm, bốc hơi lên là Dương nhưng Tụ khí thì Sống nên là Dương, Tán khí thì chết nên là Âm.

Như vậy quý vị đã cùng Tử Vi Việt Nam tìm hiểu các thông tin về Âm Dương đừng quên xem thêm các kiến thức Tử Vi khác để có thêm những nội dung hữu ích để nghiệm lý nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *