Đền Cô Đôi Thượng Ngàn – Căn Cô đôi thượng ngàn là gì?

Đền Cô Đôi Thượng Ngàn – Căn Cô đôi thượng ngàn là gì? Cùng Tử Vi Việt Nam tìm hiểu về Đền cô đội thượng ngàn và những điều về Cô Đôi Thượng Ngàn trong bài viết này nhé.

Cô Đôi Thượng Ngàn là ai? Nguồn gốc và sự tích cô Đôi Thượng Ngàn

Cô Đôi Thượng Ngàn là một vị tiên nữ nổi tiếng xinh đẹp và nhân ái trong truyền thuyết tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam

Bồng Lai là cảnh Thiên Thai

Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa

Hầu Vua hầu Mẫu bơ tòa

Tiếng tăm lừng lẫy Vua Bà yêu thương

Về đồng đánh phấn soi gương

Lược ngà chải chuốt, khăn xanh vấn đầu

Theo truyền thuyết dân gian, Cô Đôi Thượng Ngàn vốn là con của Vua Đế Thích trên Thiên Cung, được sắc phong là Sơn Tinh Công Chúa, ra vào hầu cận bơ tòa Vua Mẫu trong điện ngọc, nơi chốn tiên cảnh. Được lệnh Vua cha cô giáng sinh xuống đất Ninh Bình, làm con gái của nhà chúa đất sơn lâm, nơi cô hạ sinh. Sau này Cô Đôi lớn lên trở thành một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp với nước da trắng, khuôn mặt tròn, mái tóc xanh mượt mà, lưng ong thon thả.

Đền Cô Đôi Thượng Ngàn – Căn Cô đôi thượng ngàn là gì?

Sau này, cô có nhân duyên gặp được Đức Diệu Tín Thuyền Sư Lê Mại Đại Vương, chính là Mẫu Thượng Ngàn ngày nay. Được Ngài thu nhận cô quyết chí theo mẫu học đạo phép về giúp nước, giúp dân. Về sau khi về lại tiên giới, Cô theo hầu cận Mẫu Thượng Ngàn Đông Cuông Tuần Quán, được bà truyền đạo phép và thay người xuống giúp con người thống nhất ngôn ngữ. Cũng có truyền thuyết cho rằng cô về Thiên cung và theo hầu cận Chầu Đệ Nhị.

Lúc thanh nhàn, cô Đôi Thượng Ngàn thường về ngự cảnh sơn lâm núi rừng nơi miền đất Ninh Bình mà xưa kia cô đã từng giáng thế. Trong ba gian đền mát, cô cùng các nàng tiên khác vui thú tháng ngày trên sườn dốc Bò. Có khi cô lại trong hình dáng của thiếu nữ xinh đẹp cùng bàn luận văn thờ với các bậc anh tài, danh sĩ. Nhờ tài năng văn ca thơ phú cùng vốn hiểu biết hơn người cô được bao người ngưỡng mộ và mến phục.

Căn Cô Đôi Thượng Ngàn là gì?

Những người có căn thật sự phải là người có duyên cơ sâu dày với nhà thánh, có bóng thánh và nhiều sự đã linh ứng. Có người biết sớm, có người biết muộn tất cả là do duyên, đủ duyên sẽ đến, đủ nợ sẽ tìm về.

Người có căn Cô Đôi Thượng Ngàn hay căn cô Bơ, cô Chín, căn Hoàng mười, Hoàng bảy hay các vị thánh khác trong tứ phủ đền mẫu đều có dấu hiệu để báo hiệu như sau: ốm đau quặt quẹo, khám chữa mọi nơi không ra bệnh, vái bệnh tứ phương không khỏi, làm ăn thất bát, kinh tế trì trệ, nói chung đây là bệnh âm. Dân gian gọi đây là cơ đày, phải ra hầu đồng thì sức khỏe mới cải thiện, công việc mới thăng tiến, đỗ đạt. Những người có căn nặng thì phải lập đàn mở phủ thờ nhà ngài, thực hiện nghĩa vụ của phận tôi con của nhà thánh phải phụng sự nhà thánh cả đời đến khi trả hết duyên nợ. Mỗi năm đến dịp tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ thì những người mang căn cô Đôi Thượng Ngàn sẽ ra trình đồng bằng các lễ lên đồng.

Căn Cô Đôi Thượng Ngàn là gì?

Người có duyên cơ sâu dày với nhà thánh ắt sẽ có căn với một trong các vị thánh. Những người mang căn vị thánh nào thì mang dáng dấp vị thánh đó. Khi đó, người nào nặng căn thì sẽ phải lập đàn mở phủ thờ nhà ngài. Nếu không sẽ bị ngài quở phạt. Bởi nghĩa vụ của phận tôi con nhà thánh là phải phụng sự nhà ngài cả đời. Một năm bắc ghế hầu đồng hai lần, tuần tiếc tiệc gì cũng phải lễ cha, lễ mẹ.

Với những người mang căn Cô Đôi, thường họ sẽ có khả năng xem bói, chữa bệnh và bắt đồng. Và giống như Cô Đôi, họ cũng mang ngoại hình xinh đẹp cùng tính cách thông minh, nhanh nhẹn, cốt cách thanh cao của bậc nhà tiên thánh.

Dâng lễ Cô Đôi Thượng Ngàn

Cô Đôi là người có nhiều quyền phép lại có tấm lòng bao dung, thường ban phước lành cho những người nhất tâm. Nên vào những tiết lớn, ngày tiệc trong năm, không chỉ những người lập đàn mở phủ đến cúng lễ cô mà cả những con hương tâm thành hướng thiện cũng đến để dâng lễ cô, cầu cô phù hộ độ trì cho gia đình bình an, sức khỏe, tài lộc, may mắn.

Sắm lễ dâng Cô Đôi Thượng Ngàn

Thông thường, những người đến lễ sắm một mâm cỗ đầy đủ gồm một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, một cút rượu, xôi thịt, một tập giấy tiền, thẻ hương cùng một cánh sớ trình cô.

Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, quý vị chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.

Bên cạnh đó, nếu quý vị muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Với quanh oản dâng Cô Đôi thì phải là oản có màu xanh. Bởi khi về ngự đồng, cô thường mặc áo xanh nên đây cũng là màu lễ vật dâng cô. Lễ vật dâng tiên cô phải đẹp và sang trọng được trang trí với hoa thơm, cỏ mát quạt lông công phượng xinh đẹp giống như Oản Tài Lộc mà Oản Cô Tâm đang cung cấp cho thị trường sau đây.

Những mẫu Oản Tài Lộc được tạo ra cung cấp cho thị trường tại Oản Cô Tâm đều được làm ra bởi những bàn tay khéo léo của những nghệ nhân làm oản tài năng. Kết hợp với mẫu thiết kế đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm tín ngưỡng thờ cúng của người Việt xưa nay. Tạo nên quanh oản vừa đẹp, vừa sang, vừa chất lượng lại đẹp bóng, sang đồng cực hợp để dâng yết cửa các thánh, đặc biệt để dâng Cô Đôi Thượng Ngàn.

Văn khấn Cô Đôi Thượng Ngàn

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế

Kính lạy

Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu

Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương

Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô

Con xin cung thỉnh Cô Đôi Thượng Ngàn, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.

Hôm nay là …

Tín chủ con là ………..

Ngụ tại:……………………………

Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.

Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Chú ý, đây là bài khấn nôm cho những con hương đi lễ nhà thánh, nhà ngài còn những thầy đồng chuyên lễ lạy thì sẽ sử dụng bài khấn khác đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều.

Khi nào nên đi lễ Cô Đôi Thượng Ngàn

Những ngày tốt lành nhất để đi lễ Cô Đôi Thượng Ngàn là vào ngày đầu năm mới hay ngày hội đền thờ Cô Đôi hoặc ngày tiệc của cô tức vào ngày 6/1 âm lịch. Tuy nhiên những ngày này, con hương thường chen chúc nhau tới cúng lễ cô sẽ gây khó khăn cho quý vị. quý vị có thể chọn những ngày không đặc biệt nhưng nằm trong tháng giêng để đi cúng lễ Cô Đôi cho hợp lý. Vạn sự tùy tâm nên dù quý vị có cúng lễ cô ngày nào thì cô cũng chứng giáng và ban lộc cho.

Đền thờ Cô Đôi Thượng Ngàn

Cô Đôi anh linh, danh tiếng lừng lẫy vang khắp bốn phương, đền thờ Cô trải dài từ Đông Cuông Tuần Quán đến tận Hòa Bình. Tuy nhiên hầu hết những nơi này đều chỉ thờ vọng cô chỉ có một nơi duy nhất thờ chính Cô Đôi Thượng Ngàn là đền Cô Đôi tại Ninh Bình.

Đền thờ chính – Đền Cô Đôi, Ninh Bình

Chính xác đền thờ này nằm tại Bồng Lai, Văn Phương, Nho Quan, Ninh Bình. Tương truyền, xưa kia Ninh Bình là quê hương của Cô Đôi khi cô hạ phàm nên người dân đã thờ cô tại đây. Trong đền thờ Cô Đôi và Cô Bé Đông Cuông. Cách đền chính khoảng 500m trước cửa đền có một giếng nước quanh năm xanh mát, trong lành.

Các đền thờ vọng

Rất nhiều đền tại miền Bắc đang thờ vọng cô. Cụ thể:

  • Đền Bồng Lai Thượng, Hòa Bình: Đền phụng thờ Đệ Nhị Thượng Ngàn Tiên Nương. Tương truyền, đây là nơi Cô Đôi gặp Thánh Mẫu Đệ Nhị và là nơi hóa của Cô. Ngôi đền có từ đời vua Thành Thái thịnh trị năm thứ 2 tức năm 1890. Đền mới được tu sửa lại năm 2014 nên rất rộng rãi, trang hoa, mỹ lệ.
  • Đền Cô Đôi, Thanh Hóa: Tại Thanh Hóa, đền Cô Đôi thuộc quần thể di tích Phong Mục thuộc thôn Phong Mục, Châu Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Đền được tôn tạo và xây dựng lại năm 2009 nên khá khang trang,
  • Đền Đôi Cô, Tuyên Quang: Đền hiện thuộc phường Nông Tiến, Thị Xã Tuyên Quang. Nơi đây thờ vọng Cô Đôi Thượng Ngàn và Cô Bơ Thoải Cung. Đền được xây trên một gò đất bên dòng sông Lô. Trước đây, đền chỉ rộng chừng 10m2 những đến năm 1990, nhân dân công đức, đền được tu sửa rộng hơn với 3 gian thờ ứng với 3 cung. Gồm cúng chính thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Đôi Cô. Cung bên trí thờ Bà Chúa Sơn Trang. Cung bên phải thờ đức Thánh Trần.

Cách di chuyển đến đền thờ chính Cô Đôi Thượng Ngàn tại Ninh Bình

Để di chuyển đến đền Cô Đôi tại Ninh Bình, từ thành phố Hà Nội quý vị có thể di chuyển bằng xe khách hoặc phương tiện cá nhân.

Di chuyển bằng xe khách

Đối với xe khách, quý vị đến bến xe Giáp Bát và bắt xe về Nho Quan, Ninh Bình hoặc nếu không quý vị cũng có thể bắt xe về thành phố Ninh Bình rồi từ đây, bắt xe buýt nội tỉnh số 01 để về ngã ba Cúc Phương đến Bồng Lai nơi có đền Cô Đôi. Thời gian di chuyển khoảng 3 tiếng.

Di chuyển bằng ô tô

Đối với phương tiện di chuyển là xe ô tô, quý vị đi từ trung tâm Hà Nội quý vị di chuyển theo đường cao tốc Ninh Bình – Hà Nội về thành phố Ninh Bình, đến Liêm Tuyền thì đi theo lối ra khỏi đường cao tốc. Rẽ vào DT494. Tại Thanh Hà, rẽ trái vào quốc lộ 1A. Đi dọc theo ĐT477 đến QL12B tại tt. Nho Quan. Tại Cửa Hàng Gốm Sứ Thanh Sơn, tiếp tục vào QL12B đi thẳng là đến đền Cô Đôi Ninh Bình.

Với lộ trình này, quãng đường quý vị phải di chuyển là 111km có mất phí, mất khoảng thời gian là hơn 2 tiếng.

Nếu quý vị vẫn muốn di chuyển bằng ô tô nhưng không muốn mất phí cầu đường thì quý vị có thể đi theo lộ trình đường di chuyển của xe máy sau đây. Lộ trình này có đường đi cũng khá thuận lợi và thoải mái cho ô tô di chuyển.

Di chuyển bằng xe máy

Từ trung tâm Hà Nội quý vị đi về phía đường Hồ Chí Minh/QL21A tại Mỹ Lương, đi tiếp đến Đồng Phong, lái xe tiếp đến Văn Phương là quý vị đã đến tới đền Cô Đôi Ninh Bình.

Với lộ trình này, quý vị sẽ mất khoảng hơn 2 tiếng rưỡi đi xe với quãng đường khoảng 112km.

Hầu đồng Cô Đôi Thượng Ngàn

Trong đại lễ khai đàn mở phủ người ta thường dâng lễ vàng cây lên 5 tiên cô là Cô Đôi, Cô Bơ, Cô Sáu, Cô Chín và Cô Bé.

Cô Đôi thường về ngự đầu tiên để chứng lễ. Khi cô về ngự thường mặc áo xanh lá, đầu vấn khăn xanh kết hoa và thắt lét xanh. Hai bên có cài nhành hoa tươi thắm. Cô về đồng thường khai cuông rồi múa mồi, múa tay tiên hái tài, hái lộc cho đồng tử.

Văn Cô Đôi

Bản 1:

Đứng trên ngàn rừng xanh ngan ngát

Thỉnh cô về mộ Phật Quan Âm

Tay đàn miệng lại ca ngâm

Thánh tha thánh thót tiếng trầm nhặt khoan

Vượn trên non ru con rầu rĩ

Dưới suối ngàn chim nỉ véo von

Vui về thú cảnh lâm sơn

Cô mường cô mán hát ngâm chơi bời

Hát tiếng đầy tiếng với lã chã

Thú hữu tình càng ngự càng vui

Ba gian đền mát thảnh thơi

Sớm rong sườn núi tối ngồi đầu non

Trúc véo von đàn thông lừng lẫy

Nước đầu ghềnh rây rẫy khoan khoan

Hát rằng tang tính tình tang

Ai ơi có biết cô ngàn tôi chăng

Tặc thụ khiểu là á mị tắc

Tặc thụ nắm là mị phí giao

Phất phơ cô tựa non cao

Rừng kia núi nọ ra vào sơn lâm

Khi măng vầu cơm lam gạo lốc

Mái sim cùng rau luộc dài vây

Thỉnh cô giáng hạ chứng tri

Cô Mường cô mán một khi giáng đàn

Hát líu lường líu lo líu liếc

Giá ngự đồng trạc quyết anh linh

Thỉnh mời Công Chúa Sơn Tinh

Tay ngần ngần trắng má xinh vẻ hồng

Vẻ phù dung dịu dàng cách điệu

Nét đoan trang yểu điệu phi phong

Hây hây da trắng tuyết đông

Tóc rà rà biếc lưng ong dịu dàng

Thoảng mùi hương chân đi nhã nhặn

Mặc áo xiêm chân dận hài hoa

Trạnh lòng vàng đá người ta

Chau mày quân tử xót xa anh hùng

Cách não nùng nhiều bề lịch sự

So tài cao sĩ tú thi nhân

Mỗi năm là một vẻ xuân

Thanh tân đòi một tấm thân vạn mười

Vẻ tốt tươi miệng cười hoa nở

Bức thanh thanh tố nữ thuyền quyên

Cô ân cô ái kề bên

Cô lan cô huệ chúa tiên thượng ngàn

Hợp bàn loan non bồng nước nhược

Đàn ngũ huyền lầu thuộc Chiêu Quân

Cảnh thanh xuân lại thêm xuân

Éo le nhiều nỗi thanh tân chơi bời

Giả làm người thướt tha ghẹo khách

Dạy chim thiêng sênh phách véo von

Khi cô dạy vượn ru con

Réo ra réo rắt ní non buồn rầu

Loài cầm thú gọi nhau réo rắt

Dựng ngư ca tiểu dịch lừng lừng

Có phen cô dạy người rừng

Nói ra trăm tiếng giống chung ngôn từ

Đất Trang Chu hiệu là Diệu Tín

Đức thuyền sư nổi tiếng anh linh

Lạng Sơn chốn ấy cảnh thanh

Đông Cuông Tuần Quán hữu tình thanh tao

Giữa năm thân anh hào giáng khí

Thác đinh sinh sơn trị chúa tiên

Vốn người hình thể phương viên

Trâm anh lệnh tốc nên hiển hào

Bản dao cao cha là chúa mọi

Phép thần tiên khắp cõi ai đương

Tổ sư đắc đạo sơn trang

Sinh ra một nàng vạn phép truyền cho

Phán thụ các di sơn mọi phép

Giáng mo phù trượng quyết anh linh

Nào bà Diệu Nghĩa tàng hình

Thỉnh mời các bộ sơn tinh ngự về

Chữ biển đề Địa Vương Lê Mại

Bảo hộ cho tai nạn băng tiêu

Đời đời phúc lộc phong nhiêu

Hây hây ngày Thuấn tháng Nghiêu thọ trường.

Bản 2:

Thiên Thai là cảnh bồng lai

Tấu Cô Đôi Thượng đại tài hái hoa

Hầu vua hầu mẫu ba toà

Tiếng tăm lừng lẫy chúa bà yêu thương

Về đồng đánh phấn soi gương

Lược ngà chải chuốt vành dây đội đầu

Rong chơi quán Sở tần Lâù

Xe giá lên chầu thưọng đế vua cha

Đệ tử Cô vô số hằng hà

Chiêu tài tiếp lộc gần xa cho đồng

Hầu vua hầu mẫu bơ toà

Vua cha cũng quý, chúa bà yêu thương

Về đồng đánh phấn soi gương

Khăn xanh lấy chít vành dây đội đầu

Rong chơi quán Sở Tần lâù

Loan giá lên chầu thưọng đế vua cha

Đền thờ Cô vô số hằng hà

Ban tài tiếp lộc gần xa cho đồng)

Đứng trên ngàn rừng xanh ngan ngát

Thấy cô về ngỡ Phật quan âm

Tay đàn miệng hát ca ngâm

Điểm đa điểm đót tiếng trầm nhặt khoan

Vượn trên non ru con rầu rĩ

Dưới suối ngàn chin năn nỉ véo von

Vui về thú cảnh Đông cuông

Trên ngàn cô thượng ca ngâm chơi bời

Cảnh núi rừng sương rơi lác đác

Thú hữu tình càng ngự càng vui

Ba gian lầu mát thảnh thơi

Sớm rong đỉnh núi tối ngồi sườn non

Ca rằng tang tính tình tang

Ai ơi có biết cô ngàn tôi chăng

Bốn bề hiu quạnh vắng tanh

măng tre măng lứa mọc xanh đầy ngàn

Chắp tay bái lạy cô ngàn

Sơn lâm công chúa giáng đàn chứng đây

Trần gian hồ dễ ai hay

mời cô lai giáng đền này chứng minh

Hiệu cô là công chúa Sơn tinh

mặt tròn vành nguyệt má in phấn hồng

Da cô trắng tựa tuyết đông

tóc dà dà biếc lưng ong dịu dàng

Chân cô đưa nhởn đưa ngang

Bước nào bước ấy tiên nàng nguyệt nga

Chạnh lòng vàng đá người ta

Chau mày quân tử xót xa yêng hùng

Mỗi năm đẹp một não nùng

Dạy chim oanh hót quý vị cùng văn nhân

vẻ nào vẻ chẳng thêm xuân

éo le nhiều nỗi thanh tân chơi bời

Tốt tươi miệng nở hoa cười

Đáng xinh đáng lịch đáng người thuyền quyên

nàng ân nàng ái kề bên

Cô Lan cô Huệ chúa tiên thượng ngàn

Non xanh nước biếc suối vàng

Đông cuông cảnh ấy lại càng lâng lâng

có phen cô dạy ngưòi rừng

nói ra trăm tiếng giống chung ngôn từ

Cô theo hầu Diệu tín thiền sư

Anh linh nổi tiếng Đông Cuông Từ Sơn Lâm

Ngự sơn lâm đông cuông tuần quán

Cô Đôi ngàn vạn phép anh linh

Tiên Cô biến hoá hiện hình

Cung thỉnh các bộ sơn tinh ngự về

Chữ biển đề Đại vương Lê Mại

Phép Khuông phù quốc thái dân an

Thỉnh cô chứng giám đàn tràng

Độ cho đồng tử an khang đời đời.

Một số lưu ý khi đi đền cô Đôi Thượng Ngàn

Đền cô Đôi Thượng Ngàn

Đền thờ Cô Đôi Thượng Ngàn được người dân lập từ thời xa xưa. Cô Đôi vốn nổi tiếng anh linh, đệ tử trải dài khắp bốn phương đất trời, từ Đông Cuông – Tuần Quán tới phủ Nho Quan – Ninh Bình về tới Cao Phong – Hòa Bình đều có đền thờ Ngài. Nổi bật hơn cả là hai ngôi đền thờ cô Đôi thuộc địa phận huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình nơi gắn với truyền thuyết sinh hóa của Cô. Đền Bồng Lai hay còn được gọi với cái tên Bồng Lai Hạ ở Nho Quan, Ninh Bình là nơi Cô đã giáng sinh và Đền Bồng Lai Thượng ở Cao Phong, Hòa Bình là nơi Cô hóa.

Đi đền cô Đôi Thượng Ngàn vào ngày nào?

Ngày tốt lành nhất để đi lễ Cô Đôi Thượng Ngàn là vào những ngày đầu năm mới, ngày mở hội đền thờ Cô Đôi hoặc ngày tiệc của Cô diễn ra vào ngày 6/1 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên vào những ngày này, con nhang thường chen chúc nhau tới cúng lễ cô rất đông, để tránh gây ùn tắc gia chủ cũng có thể lựa chọn những ngày không đặc biệt nhưng nằm trong tháng giêng để đi cúng lễ cô sao cho hợp lý. Vạn sự tùy tâm nên dù gia chủ có cúng lễ cô ngày nào thì cô cũng chứng giám và ban lộc cho, tất cả ở một chữ tâm thành.

Hướng dẫn sắm lễ dâng cô Đôi Thượng Ngàn

Cô Đôi là bậc thánh rất linh thiêng, khi đi đền cô gia chủ có thể cầu cho chứng quả ban cho phước lành học hành đỗ đạt, công danh sự nghiệp phát triển, gia đình thuận hòa, gặp nhiều may mắn bình an.

Khi sắm lễ dâng cô gia chủ cần chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ gồm:

1 đĩa hoa

1 đĩa quả gồm nhiều loại quả

1 cơi trầu cau

1 chai rượu trắng

1 đĩa xôi thịt

1 tập giấy tiền

Thẻ hương cùng một cánh sớ trình cô.

Sau khi dâng mâm lễ này trên ban thờ thánh, gia chủ chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền gia chủ nên đem đi hóa ngay tại nơi hóa sớ của đền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *