Chia sẻ ban Tam Bảo là gì, cách sắm lễ và bài văn khấn ban Tam Bảo ở chùa đầy đủ, chính xác nhất.
Theo phong tục thờ cúng tổ tiên, thần linh, khi đi chùa vào ngày rằm, mùng một âm lịch hàng tháng, các hương tử thường sẽ làm lễ cúng ban Tam Bảo tại chùa. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ban Tam Bảo là gì, cách cúng ra sao. Trong bài viết dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ cách sắm lễ và bài văn khấn ban Tam Bảo ở chùa khi đi chùa ngày rằm, mùng một hàng tháng.
Table of Contents
I. Ban Tam Bảo là gì? Ý nghĩa lễ ban Tam Bảo
Tam bảo có ý nghĩa là “Ba ngôi báu”, ba cơ sở chính của Phật giáo: Phật, Pháp, Tăng, tức là bậc giác ngộ, giáo pháp của bậc giác ngộ và những người quý vị đồng học. Người có niềm tin kiên cố nơi Tam bảo được gọi là bậc Dự lưu (vào dòng). Người Phật tử biểu lộ sự tin tưởng bằng cách quy y Tam bảo (Tam quy y). Trong mười phép quán Tùy niệm, ba đối tượng đầu tiên là Tam bảo.
Xem thêm: Cách khấn lễ khi đi chùa chuẩn nhất!
Vậy ý nghĩa của Tam bảo là gì? Tam Bảo được hiểu rộng hơn theo truyền thống Đại thừa. Trong các buổi giảng dạy về Thiền, đặc biệt sau các chương trình Tiếp tâm, quán Công án, các thiền sinh được hướng dẫn vào lối nhìn Tam bảo của Đại thừa. Theo cách nhìn này thì người ta có thể phân ý nghĩa Tam bảo ra ba tầng cấp:
- Nhất thể tam bảo
- Hiện tiền tam bảo
- Trụ trì tam bảo
Ngày nay, theo phong tục tập quán người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Thần linh…
Chùa cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các vị Phật, Bồ Tát, các chư vị Hiền Thánh, Thần linh trong nhiều trường hợp đã đi vào cuộc sống tinh thần của con người. Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu nguyện các Chư vị phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…
Xem thêm: Văn khấn Tam Bảo tại chùa, đền, hướng dẫn cách cúng lễ ban Tam Bảo
Xem thêm: Văn khấn Tứ Phủ Công Đồng
II. Cách sắm lễ vật cúng lễ ban Tam Bảo
Sắm lễ cúng tại chùa thì không quy định lễ to, nhỏ nhiều hay ý, sang hay mọn mà chủ yếu tùy tâm. Dù tại chùa có thờ nhiều vị như Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh, Thần Linh,… đều có thể cúng bằng lễ chay.
- Sắm lễ chay: hương, hoa, quả tươi, trà, oản,… lễ Phật, Bồ Tát. Lễ này cũng có thể dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.
- Sắm lễ mặn: Khi lễ chùa thì không nên dùng đồ mặn, nếu quý vị muốn dùng đồ mặn thì có thể mua đồ chay có hình gà, giò, chả hoặc lợn,…
- Sắm lễ ban thờ cô, ban thờ cậu: có oản, hương, gương, hoa, quả, đồ chơi làm cho trẻ con,… Lễ vật này phải đẹp, cầu kỳ và để trong những chiếc túi nhỏ xinh xắn.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.
III. Bài văn khấn ban Tam Bảo ở chùa
Sau khi sắm đúng, đủ lễ thì có thể bắt đầu đọc văn khấn ban Tam Bảo để cầu nguyện những điều mong muốn.
Xem thêm: Văn khấn Tam Bảo năm Nhâm Dần 2022 đầy đủ và chi tiết
Nội dung bài văn khấn ban Tam Bảo ở chùa:
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Qua bài viết này Website Tử Vi Việt Nam hi vọng sẽ giúp các quý vị hiểu rõ về Văn khấn tam bảo tại chùa hay nhất và đầy đủ nhất được tổng hợp bởi tuvivietnam.biz
Nguồn: 🔗