Văn khấn Thần Tài – Thổ Địa hàng tháng thường được các gia đình Việt Nam cúng vào ngày mùng 1 và chiều tối ngày rằm hàng tháng, để cầu xin sức khỏe, bình an, may mắn và thành đạt cho các thành viên trong gia đình. Đặc biệt, với các gia đình làm kinh doanh thì đây là một nghi thức không thể thiếu để cầu tài lộc hàng tháng.
Table of Contents
Cách sắm lễ cúng Thần Tài – Thổ Địa
Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, hoa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ mặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ Thần Tài ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.
Bài văn khấn Thần Tài – Thổ Địa mẫu 1
Bài văn khấn Thần Tài – Thổ Địa mẫu 2
Các loại hoa nên đặt trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa
- Hoa Mẫu Đơn: Thịnh vượng, phồn vinh, quý phái là những gì mà loài hoa này đại diện (có thể thay thế bằng hoa Hồng, hoa Cúc, hoa Đồng Tiền).
- Hoa Thủy Tiên: Mang ý nghĩa thúc đẩy sự nghiệp, tài năng của một người, giúp gia chủ nhận được những thành quả xứng đáng với sự nỗ lực, chăm chỉ trong công việc.
- Hoa Anh Đào: Tượng trưng cho sự khởi đầu mới tràn đầy năng lượng, tinh khôi, tươi mới dự báo tài lộc thăng hoa.
Lưu ý: Nên sử dụng các loại hoa có màu đỏ và vàng, chọn bông có nhiều nụ, lá còn xanh tươi. Tránh các loại hoa như: Cúc Vạn Thọ, hoa Ly, Phong Lan, hoa Nhài, hoa Râm bụt…
Lưu ý khi cúng Thần Tài – Thổ Địa
Chăm sóc thường xuyên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa
- Chăm sóc thường xuyên cho bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa
- Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa tuy để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng, ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước sạch.
- Khi trời mưa to, nên bê Thần Tài, Thổ Địa, Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin.
Đồ cúng Thần Tài – Thổ Địa
- Lựa chọn đồ ngọt như bánh hỏi, chuối, bưởi,… để dâng Thần Tài – Thổ Địa vào các dịp ngày rằm, mùng 1.
- Mua tiền giấy cúng riêng Thần Tài – Thổ Địa, trong đó có tiền Quý Nhân (Âm và Dương – Tức là những tờ giấy gập đôi màu đỏ có đục những hình Thần Tài khắp bề mặt).
Ban thờ Thần Tài – Thổ Địa mới lập
- Khi mới lập bàn thờ, nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ khí.
- Tuyệt đối không tắt đèn trên bàn thờ, vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng xuống trần.
- Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang thơm Ấn Độ. Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Riêng ngày rằm, mùng 1 hoặc các dịp lễ tết thì nên thắp 5 nén hương theo hình chữ thập.
- Lưu ý, chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
Không để hoa, lá héo úa
- Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa bởi sẽ dẫn đến làm ăn khó khăn.
- Hoa trên bàn thờ Thần Tài – Ông Địa nên luôn là hoa tươi và có hương thơm lâu.
Qua bài viết này Website Tử Vi Việt Nam hi vọng sẽ giúp các quý vị hiểu rõ về Bài cúng thần tài hay nhất và đầy đủ nhất
Nguồn: 🔗