Văn khấn thờ Quan Công – Ngày Vía Quan Công là ngày nào? Cách lập ban thờ Quan Công Trong Nhà

Văn khấn thờ Quan Công – Ngày Vía Quan Công là ngày nào? Cách lập ban thờ Quan Công Trong Nhà như thế nào? Nếu bạn đang tìm bài văn khấn quan thánh đế Quân thì cùng Tử Vi Việt Nam tìm hiểu về các thông tin khi lập ban thờ Quan Thánh đế Quân trong nhà nhé.

Thờ Quan Công là thờ ai?

Quan Công có tên thật là Quan Vũ, tự là Vân Trường. Ông được biết đến là một vị đại tướng quân uy danh lẫy lừng sống trong thời Tam Quốc của Trung Hoa. Hình tượng của ông còn được khắc họa trong tác phẩm nổi tiếng Tam Quốc diễn nghĩa của La Hán Trung. Cũng nhờ sự thành công của tác phẩm này đã khiến nhân vật Quan Công được người dân Đông Nam Á biết đến nhiều hơn.

Quan Công được cho là một đại anh hùng có tính hào hiệp, trượng nghĩa và trung thành. Ông luôn đứng ra để bảo vệ kẻ yếu, chống lại cái ác. Ông là biểu tượng cho chính nghĩa, xua đuổi tà đạo. Ông đã tạo ra rất nhiều chiến tích và chúng còn được ghi vào sử sách, điển hình như vượt 5 ải, chém 6 vị tướng dưới trướng Tào Tháo. Vì hình tượng đầy dũng mãnh và kiêu hùng này mà người dân ở khắp Đông Nam Á đã thành lập thói quen lập bàn thờ Quan Công.

Văn khấn thờ Quan Công – Ngày Vía Quan Công là ngày nào? Cách lập ban thờ Quan Công Trong Nhà

 

Ý nghĩa của việc lập bàn thờ Quan Công

Với những phẩm chất tốt đẹp, Quan Công được hình tượng hóa như một vị thần chung của nhân loại. Việc lập bàn thờ Quan Công trở nên phổ biến vì quan niệm rằng việc này sẽ mang lại những ý nghĩa tốt đẹp.

Thứ nhất, tượng Quan Công có gương mặt dữ dằn, lông mày rậm và râu dài, trên tay cầm long đao sẵn sàng chiến đấu với tà ma. Vì thế lập bàn thờ Quan Công thì sẽ được ông canh giữ và bảo vệ. Nhất là những người làm ăn, kinh doanh thì sẽ được Quan Công hỗ trợ mạnh mẽ, tránh được những kẻ tiểu nhân ám hại, mang đến sự bình an.

Thứ hai, bàn thờ Quan Công không chỉ mang đến sự yên bình mà còn đem lại may mắn, tài lộc dồi dào cho mọi người. Nguyên do là vì Quan Công là một vị mãnh tướng đánh đâu thắng đó. Hình tượng Quan Công càng dữ thì sẽ càng an toàn và vượng khí.

Ngoài ra, lập bàn thờ Quan Công còn giúp cho người thân trong gia đình hòa thuận, êm ấm. Người trong nhà luôn có tinh thần thoải mái để tiến đến lí tưởng của mình. Còn đối với những người làm trong lĩnh vực chính trị thì sẽ có oai nghiêm hơn người. Con đường thăng quan tiến chức của người đó sẽ được mở rộng và xán lạn hơn.

Những hình tượng Quan Công phổ biến

Mỗi hình tượng Quan Công lại có một ý nghĩa đặc trưng riêng. Để đạt được hiệu quả thờ cúng cao nhất thì người lập bàn thờ Quan Công nên dựa vào mục đích thờ cúng của mình.

HìnhQuan Công mặt đỏ, cầm long đao hướng xuống dưới biểu tượng cho bình an và tài lộc thịnh vượng được dùng phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó còn có hình Quan Công cầm long đao hướng mũi đao chỉ thiên mang biểu tượng trấn trạch, xua đuổi tà khí, hướng nhà xấu hay nhà bị sao xấu chiếu, ảnh hưởng đến sự an toàn và tài lộc của gia chủ.

Hình Quan Công cưỡi ngựa mang lại may mắn với ý nghĩa “mã đáo thành công”, phù hợp khi gia chủ đang kinh doanh, cạnh tranh với đối thủ. Tượng Quan Công này rất phù hợp đặt ở nơi làm ăn.

Hình Quan Công đọc sách, bên phải là Châu Thượng hậu vệ – một vị tướng trung thành của Quang Công, bên trái là Quan Bình – con nuôi của Quan Công. Hình tượng này phù hợp thờ trong các ngôi chùa.

Cách lập bàn thờ Quan Công

Việc thờ cúng Quan Công là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu gia chủ đã quyết định lập bàn thờ Quan Công thì nên tuân thủ những bước sau đây để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những điều cấm kị trong thờ cúng. Tham khảo 39+ mẫu bàn thờ Quan Công đẹp tại Lôi Phong:

Chọn vị trí đặt bàn thờ Quan Công

Chọn vị trí đặt bàn thờ Quan Công là một việc rất quan trọng. Để tỏ được lòng thành kính với sự uy nghiêm của ngài thì gia chủ phải chọn vị trí cao ráo, trang trọng nhất trong nhà. Đặt ở nơi cao còn giúp cho ngài có thể quan sát được mọi việc trong nhà tốt hơn. Cấm kị đặt bàn thờ Quan Công gần nhà vệ sinh hay đối diện với nhà bếp để tránh bàn thờ phản tác dụng. lap ban tho quan cong gtv 2

Tùy vào điều kiện của từng nhà để quyết định nên lập một bàn thờ riêng hay thờ chung với gia tiên, Phật. Nếu đặt bàn thờ riêng thì nên để bàn thờ gần cửa chính và che bằng một mành che mỏng. Việc này sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho gia chủ vì Quan Công sẽ trấn giữ không cho tà ma ngoại đạo vào nhà làm tổn hại người trong nhà. Ngoài ra nó còn có thể chế hóa sao xấu chiếu hướng nhà hay hướng nhà khắc với tuổi của gia chủ.

Nếu không có điều kiện phải thờ chung với gia tiên và Phật thì gia chủ cần nhớ một vài nguyên tắc. Đầu tiên là tượng Quan Công phải đặt bên tay phải, sau đó đến tượng Phật và cuối tay trái là bát hương của gia tiên. Thứ hai là tượng Quan Công phải được đặt cao hơn ảnh thờ gia tiên nhưng phải thấp hơn tượng Phật vì Phật tổ là đấng thần linh cao nhất còn gia tiên là người thường. Cuối cùng là khi thờ chung thì không nên chọn tượng Quan Công quá hung dữ.

Khai quang, điểm nhãn tượng Quan Công

Khai quang, điểm nhãn là những nghi lễ khi bắt đầu thờ cúng một vật phẩm phong thủy nào đó. Khai là mở, quang là ánh sáng. Khai quang là mang ánh sáng đến vật phong thủy. Còn điểm nhãn là mở mắt cho vật phong thủy đó.

Thực hiện khai quang và điểm nhãn tượng Quan Công là để ngài có thể nhập vào trong tượng đó. Để thực hiện nghi lễ này, gia chủ cần chuẩn bị cỗ cúng gồm 3 chén rượu trắng, trầu cau, hương hoa, hoa quả, thịt lợn, cơm, canh. Ngoài ra thì cần 1 chiếc gương soi, 1 chậu nước sạch, thả vào vài lát gừng và vài giọt rượu trắng, 1 chiếc khăn tay sạch để phục vụ trong nghi lễ. lap ban tho quan cong gtv 1

Gia chủ phải chọn giờ tốt để thực hiện 2 nghi lễ này. Trong khi thực hiện nghi lễ phải ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm để thể hiện sự cung kính. Địa điểm thực hiện nên là trong một phòng kín để đảm bảo sự yên tĩnh và không bị gián đoạn.

Chọn ngày cúng Quan Công

Muốn việc lập bàn thờ Quan Công diễn ra suôn sẻ thì phải lựa ngày đẹp

Thờ Quan Công cũng như thờ gia tiên, thờ tượng Phật. Vào những ngày mùng 1 âm lịch, ngày rằm thì gia chủ phải thực hiện cúng vái bàn thờ Quan Công đầy đủ. Cỗ cúng cho Quan Công phải là trái cây và hoa tươi, mỗi thứ đều đi đôi. Cộng thêm 1 bát lư hướng, 3 chung trà, 3 chung rượu.

Ngoài ngày rằm và ngày mùng 1 âm lịch, người lập bàn thờ Quan Công còn nên cúng vào ngày 13 tháng 1 âm lịch, ngày 13 tháng 5 âm lịch và ngày 24 tháng 6 âm lịch để việc thờ cúng trở nên trọn vẹn nhất. Đây được gọi là những ngày vía của Quan Công vì vào những ngày này ông được phong thần.

Cuối cùng, để việc cúng bái hoàn tất thì gia chủ nên đọc một bài khấn dành riêng cho Quan Công để đạt hiệu quả cao nhất.

Ảnh hưởng của Quan thánh đế quân. Hướng dẫn thờ Quan Công theo phong thủy Việt

Trên lĩnh vực văn hóa

Quan Công có tầm ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt văn hóa tinh thần người Việt. Điều này có lẽ xuất phát từ vị trí của bộ tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa. Có lẽ không có 1 người Việt nào lại không biết đến ông. Vị tướng anh hùng mặt đỏ, râu dài, đức độ cao siêu.

Ông được coi là đại diện của người quân tử trượng nghĩa khinh tài, chữ Tín cao vời vợi. Hình ảnh ông xuất hiện dày đặc trong văn hóa nghệ thuật Việt Nam như tuồng, chèo, điêu khắc, hội họa, thơ ca…

Trên lĩnh vực tín ngưỡng

Sinh thời Quan Công nổi tiếng mạnh mẽ, kiêu hùng. Lúc thác xuống lai thường xuyên hiển thánh cứu dân giúp đời. Chính vì lẽ đó, người ta rất tín ngưỡng ông. Tượng ông được thờ ở nhiều nơi, như là 1 vị linh thần bảo hộ.

Phật giáo coi ông như là vị Già Lam Hộ pháp, đẩy lùi cái ác, bảo hộ cho Chùa.

Với khoa học phong thủy

Khoa học phong thủy cũng đánh giá rất cao vai trò của Quan Công và tượng Quan Công. Giới chuộng phong thủy cho rằng tượng Quan Công, đặc biệt là các mẫu tượng có sát khí mạnh như tượng Quan Công đứng chống đao, tượng Quan Công cưỡi ngựa… có sức mạnh trấn trạch trừ tà rất tốt.

Người ta đặt tượng ông ở những nơi phạm, hướng xấu trong nhà để ông giúp đẩy lùi khí xấu, giải trừ vận đen. Đem lại bình an cho gia trạch.

Các mẫu tượng Quan Công tương đối hiền hòa như tượng Quan Công ngồi đọc sách ngoài việc phục hưng sự học thì cũng mang ý nghĩa trấn trạch. Tượng hóa giải âm mưu kẻ tiểu nhân, đẩy lùi lũ ác nhân mưu đồ hãm hại… Chính vì lẽ đó, người ta hay đặt tượng Quan Vũ đọc sách trên bàn học con trẻ hoặc bàn làm việc lãnh đạo…

Vì sao người ta lại thờ Quan Công – 1 vị thánh nước ngoài?

Vì sao Quan Công là 1 vị tướng ngoại lai lại được thờ phụng ở Việt Nam như 1 vị thần bản địa? Đó chính là do sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác.

Trước kia, chưa có sự giao lưu văn hóa sâu rộng như bây giờ thì ảnh hưởng của Văn hóa Trung Hoa với khu vực Đông Nam Á là rất mạnh. Sự ảnh hưởng này nhiều khi là tự phát không phải do ý chí của nhà cầm quyền. Hơn nữa, những phẩm chất của Quan Công là những phẩm chất tốt đẹp, đại diện cho văn hóa chung của Nhân loại. Chính vì vậy, có thể nói Quan Công như 1 vị linh thần, 1 vị thánh không có biên giới, vị thánh chung cho toàn bộ nhân loại.

Cách thờ Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân tại gia như thế nào cho đúng?

Quan Thánh Đế Quân là một trong những cách gọi long trọng và thành kính nhất mà con cháu hậu thế dùng để gọi Quan Công. Khi thờ cúng vị thánh Đế Quân này, gia chủ cần chú ý một số điều sau đây:

Cách thờ Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân tại gia như thế nào cho đúng?

Mục đích thờ cúng

Thờ cúng Quan Công trước hết để cầu bình an, may mắn. Người ta mong rằng với sức mạnh siêu nhiên, Quan Thánh Đế Quân sẽ bảo vệ gia đình khỏi những thế lực đen tối và tà ác, bảo vệ gia đình khỏi xui xẻo, ốm đau và bệnh tật. Sau nữa, người ta mong cầu rằng thông qua việc thờ, Quan Thánh sẽ hiển linh và phù hộ độ trì cho gia đình luôn được nhiều may mắn và sức khỏe.

Ai nên thờ Quan Công trong nhà?

Không phải gia đình nào cũng nên thờ Quan Vũ và không phải bất cứ ai thờ Quan Công cũng có được bình an và may mắn. Theo đó, gia chủ chỉ nên lập bàn thờ Quan Công khi tuổi đời ít nhất từ 25 trở lên. Chỉ có những người nam từ 25 tuổi mới có đủ nguồn dương khí dồi dào và thịnh vượng để nhận lộc từ vị Thánh này.

Thắp hương Quan Công tại gia như thế nào cho đúng?

Những gia đình lập bàn thờ Quan Công thì nên dâng hương và hoa tươi hàng ngày để cầu một ngày làm việc bình an và may mắn. Vào những ngày vía Quan Công như đã nói ở trên, gia đình phải chuẩn bị mâm cơm cúng để dâng lên Đức Quan Vân Trường. Lễ vật trong mâm cơm tùy tâm gia chủ mà chuẩn bị, lễ chay hay lễ mặn đều được, to hay nhỏ cũng tùy điều kiện của từng nhà. Tuy nhiên có một điều gia chủ cần lưu ý đó là mâm cơm cúng nên có rượu và không được có thịt gà, thịt chuột, thịt chó và thịt trâu.

Lập bàn thờ Quan Công như thế nào cho đúng?

Việc lập và thờ Ngài trong gia đình cũng không yêu cầu quá cầu kỳ, tỉ mỉ. Nguyên tắc đặt bàn thờ Quan Công là phải đặt cao hơn bàn thờ tổ tiên và thấp hơn bàn thờ Phật vì ông là một vị Thánh.

Khi lập bàn thờ Quan Công, gia chủ lưu ý đặt bàn thờ ở những nơi cao ráo, khô thoáng, lịch sự. Không nên đặt bàn thờ ở những nơi ẩm ướt, tối tăm hay những không gian kém lịch sự như nhà bếp, phòng ngủ hay khu vực gần nhà vệ sinh, chân cầu thang.

Tượng Quan Công nên đặt hướng nào?

Tương tự như các bức tượng danh nhân khác, tượng Quan Vân Trường có thể đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong tư gia như phòng khách, phòng thờ, phòng làm việc. Cụ thế như sau:

Nếu muốn tượng Quan Công bằng đồng hóa giải hung, sát khí cho ngôi nhà, gia chủ nên đặt tượng quay mặt ra cửa. Còn nếu muốn hóa giải những sát tinh xấu đang chiếu mệnh gia chủ thì nên đặt bức tượng quay mặt về phía sát tinh đó. Với những gia chủ muốn đề phòng kẻ tiểu nhân hãm hại, nên đặt bức tượng đồng này trong phòng làm việc và nên đặt ở phía sau bàn làm việc, quay mặt về phía bàn làm việc để bảo vệ phía sau của mình, tránh bị đánh lén sau lưng.

Khi trưng bày tượng Quan Vũ trong nhà, gia chủ cần chú ý không được đặt tượng quay mặt về phía nhà vệ sinh hay phòng bếp, phòng ngủ. Gia chủ cũng nên lưu ý đặt bức tượng Quan Công này sao cho thanh đao trong tay bức tượng không được hướng thẳng ra cửa chính để tránh có hại cho chủ nhân của ngôi nhà.

Bày cỗ thờ Quan Công

Mâm cỗ biện dâng lên Quan Thánh Đế Quân có thể là cỗ chay lẫn cỗ mặn. Điều này là bởi vì sinh thời Quan Công là người phàm, ăn uống như bình thường. Khi thác xuống được nương nhờ cửa Phật mà thành Già Lam Hộ Pháp. Vì vậy, tùy nghi mà có thể biện cỗ chay hoặc cỗ mặn.

Cỗ chay thờ Quan Công bắt buộc gồm có:

  • Cau, trầu
  • Hương, hoa
  • Hoa quả
  • 3 chén nước thanh tịnh

Cỗ mặn thờ Quan Công:

Rượu tinh khiết

  • Thịt (thịt lợn, thịt dê..). Kiêng cúng Quan Công thịt chó, thịt gà và thịt trâu
  • Canh măng, xương hầm…

Gia chủ biện cỗ dâng lên Quan Thánh vào ngày 1 hôm rằm, ngày vía Quan Công, ngày lễ khai quang. Ngày thường chỉ cần lên hương, thay nước là đủ.

Bài văn khấn tượng Quan Công

Mùng 1, hôm rằm nên biện cỗ, giữ thân thể sạch sẽ, trai tịnh. Lên hương khấn vái Quan Công vào buổi sáng, muộn nhất là trước 10h sáng. Khấn vái tượng Quan thánh là để được ông phù hộ độ trì cho gia trạch bình an, làm ăn tấn tới. Bài văn khấn Quan Công thì tùy nghi mà khấn vái. Đại để như sau:

“Nam mô Quan Thánh Đế Quân!

Hôm nay ngày……

Gia chủ con là:……

Sinh năm:…..

Ngụ tại:….

Xin được sắm sanh chút lễ mọn, hoa quả đầu mùa, cơm thanh, nước sạch kính dâng lên Ngài. Cảm tạ ân đức trì gia, trấn trạch, giữ vững gia phong, độ cho thân thể kiện khang, tươi tốt!

Xin Ngài Quan thánh đế quân phù trợ cho con và gia đình được niên niên vững bền. Vạn sự hanh thông, Thuận buồm xuôi gió!

Lời ít, lòng nhiều, có chút lễ mọn. Kính dâng lên Ngài, mời Ngài về thượng hưởng!

Nam mô Quan Thánh đế quân! (Chắp tay vái 3 vái dài!)

Ngày cúng tượng Quan Công

Tùy vào lòng thành mà có thể cúng tượng Quan Công vào bất cứ ngày nào. Tuy nhiên, một khi đã lập ban thờ Quan Thánh thì bắt buộc cần phải lễ lạt, thờ cúng Ngài đầy đủ. Bên cạnh ngày mùng 1 hôm rằm cần thiết phải làm lễ cầu Ngài phò trợ thì gia chủ cũng không được quên 1 số ngày vía của Ngài như sau:

  • Ngày 13 tháng 1 (âm lịch) là ngày Quan Công quy y Tam Bảo. Gia chủ làm cơm chay để dâng lên Ngài.
  • Ngày 13 tháng 5 âm lịch gia chủ biện cỗ (cỗ mặn) để cúng vía Quan Công đản sanh.
  • Ngày 13 tháng 6 âm lịch. Gia chủ cũng biện cỗ để tưởng nhớ ngày giỗ Quan thánh

Ngày vía Quan Công là ngày nào?

Ngày vía là một khái niệm tâm linh, dùng để chỉ một ngày kỷ niệm hoặc cũng có thể là ngày một vị Thánh hay chư Phật được sinh ra hay là ngày vị thần thánh đó hiển linh, cứu giúp muôn dân trong thiên hạ, trừ yêu diệt ma.

Theo đó, trong năm sẽ có 4 ngày vía Quan Công, là những ngày kỷ niệm gắn liền với vị thánh này. Trong những ngày này, mọi người nên dâng hương lên bàn thờ quan Công hoặc hành hương đến những đền thờ ông để cúng bái, xin bùa cầu phúc. Cụ thể, những ngày này là:

  • + Ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch, là ngày Quan Công quy y Tam Bảo, hiển thánh. Trong ngày này, các gia đình nên dâng hương hoa và lễ vật lên bàn thờ Quan Công. Tuy nhiên, lễ cúng ở đây mà gia chủ cần chuẩn bị là lễ chay, không được cúng lễ mặn.
  • + Ngày 13 tháng 5 Âm lịch, là ngày Quan Công hiển linh, cứu giúp người lương thiện và tiêu diệt kẻ ác, trừ hại cho dân. Trong ngày này, bên cạnh việc dâng hương lên bàn thờ Quan Công, gia chủ cần chuẩn bị mâm cúng chúng sinh để tích đức.
  • + Ngày 13 tháng 6 Âm lịch hàng năm là ngày vía tử.
  • + Ngày 24 tháng 6 Âm lịch, là ngày vía Quan Công ở đền thờ ông tại Hội An. Trong ngày này, các gia chủ có thể dâng hương và làm lễ cúng Quan Vân Trường ở nhà. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, các gia chủ nên hành hương về đền thờ Quan Thánh Đế ở Hội An để việc cầu khấn và tích đức được linh nghiệm nhất.

Như vậy, những thông tin trên là 1 số chia sẻ của Website Tử Vi Việt Nam về việc thờ Quan Công, hướng dẫn các bước để thờ cúng tượng Quan Thánh Đế Quân… Các thông tin này được Website Tử Vi Việt Nam tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, có hỏi ý kiến của nhiều nhà văn hóa, nhà phong thủy uy tín. Quý vị chỉ nên coi đó là những tư liệu mang tính tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *