Trong quá trình luận và nghiên cứu tử vi sẽ có những bộ sao riêng biệt. Cách cục Âm Dương Sửu Mùi cũng là một trong những bộ đó. Cùng Tử vi Việt nam tìm hiểu chi tiết về bộ Âm Dương Sửu Mùi là gì trong bài viết này nhé.
BỘ ÂM DƯƠNG Sửu Mùi là gì?
Bộ sao tử vi Âm Dương Sửu Mùi bao gồm 2 sao THÁI ÂM, THÁI DƯƠNG. Gọi tắt là ÂM DƯƠNG hoặc NHẬT NGUYỆT.
Tại đây dễ gặp các cách giáp hay. Đăc biệt giáp XƯƠNG KHÚC trong trường hợp nầy có câu: “XƯƠNG KHÚC giáp trì nam Mệnh quí nhi thả hiển”. Thực chất đây là bộ ÂM LƯƠNG gia thêm THÁI DƯƠNG hình thành tại đây bộ NHẬT NGUYỆT. NHẬT NGUYỆT tại Sửu ví như buổi bình minh Âm dần tàng, Dương bắt đầu sáng. Tại Mùi dương sắp tàn âm sắp vượng. Trong nầy có chứa đựng cách DƯƠNG LƯƠNG nhưng LƯƠNG ở đây không may mắn lắm. Nhưng Dương Lương tại Sửu vẫn còn hy vọng đẹp. Nhưng nói chung tùy thuộc Hung, Cát tinh kết luận mà thôi.
Bộ NHẬT NGUYỆT khi xấu là ÂM DƯƠNG điên đảo, ÂM DƯƠNG điên đảo là sao? Là nữ giới có khi lấn quyền nam giới.
LUẬN ĐOÁN CÁC CHI TIẾT về bộ sao Âm Dương Sửu Mùi
Để hiểu hơn về bộ Âm Dương Sửu Mùi thì dưới đây là ý nghĩa của bộ sao này cho người tự học tử vi online tìm hiểu:
BÌNH MINH và HOÀNG HÔN:
ÂM DƯƠNG tại Sửu.
Hình ảnh. Đây là nơi giao hòa của âm và dương tại Sửu thiên về âm tàn, dương sắp thịnh, buổi bình minh đang đến hoặc sắp đến, lợi cho DƯƠNG hơn là ÂM. Tức là lợi cho nam hơn là nữ. Lợi cho hành bản MỆNH thiên về Hỏa như Thổ, Mộc. Vì THÁI DƯƠNG thuộc hành Hỏa. Lợi cho sự công khai hơn âm thầm. Lợi cho công việc thiên về ban ngày hơn ban đêm…
ÂM ƯƠNG tại Mùi.
Là cảnh chiều tà, là hoàng hôn buông xuống. Dương tàn Âm sắp thịnh hứa hẹn một đêm dài, đêm vui hay đêm buồn tùy từng trường hợp hợp ta mới biết được. Lợi Âm hơn Dương, lợi nữ hơn nam, lợi cho hành Thủy hoặc tương sinh như Kim, Thổ. Vì THÁI ÂM thuộc hành thủy. Lợi cho sự âm thầm hơn là công khai. Lợi cho công việc thiên về ban đêm hơn ban ngày…
ÂM DƯƠNG HÒA HỢP.
Đây là cảnh Âm Dương giao hòa của trời và trăng, của ngày và đêm, của trai và gái nếu như không có Hung Kỵ Hình tinh cảnh ‘bình minh’ báo hiệu một ngày lành (THIÊN LƯƠNG) và ‘hoàng hôn’ báo hiệu một đêm an vui bắt đầu. Chúng ta thường chúc nhau một ngày may mắn là đây. (Dương Lương: một ngày may mắn, một ngày tốt lành).
NGÀY VÀ ĐÊM TRONG BỘ ÂM DƯƠNG SỬU MÙI:
Vất vả từ sáng sớm đến nửa đêm, một nắng hai sương. Buôn bán cả ngày lẩn đêm
Ngày chẳng yên đêm chẳng vui… tuỳ thuộc hung cát tinh để quyết đoán.
Tốt là ngày đêm yên vui. Xấu là khổ, buồn, cực cả ngày lẫn đêm. Đêm còn nghe tiếng khóc.
Có người công việc làm ban ngày đêm về nghĩ ngơi. Có người công việc khi đêm xuống, nhưng cũng có người đi từ khi (hoặc làm từ khi) còn sơm tinh mơ và trở về hoặc thôi làm khi đêm đã xuống. Thấy được cái cảnh một nắng 2 sương (sương mai và sương đêm). Nhưng cũng có thể là niềm vui như có nhiều thu nhập lớn, đáng buồn có người vất vả thì nhiều hưởng chẳng bao nhiêu.
Bộ ÂM DƯƠNG thấy rằng cái cảnh suốt ngày, suốt đêm có thể là cảnh đầu tắt mặt tối (nắng trên đầu đã tắt, mặt tối sầm lại) cảnh suốt ngày ăn chơi đàn đúm, cờ bạc rượu chè, cảnh các chiến binh phải suốt ngày canh gác chiến đấu…. Tùy hình ảnh ta nhìn thấy sao ta được quyền mô tả vậy. Nó học hành viết lách suốt đêm ngày, đó là hình ảnh đẹp.
NGÀY và THÁNG TRONG BỘ ÂM DƯƠNG SỬU MÙI:
* Ngày tháng trôi qua, vui buồn, vinh nhục… Đây là yếu tố giúp ta đoán được thời gian. Thái Âm còn chủ tháng, THÁI DƯƠNG chủ ngày . Nếu có THÁI TUẾ chủ năm ta có bộ tam Thái. Từ những yếu tố nầy trình độ cao hơn ta có thể đoán được bao nhiêu năm tháng hạnh phúc hay tai họa, đau ốm bao nhiêu lâu thì khỏi… Chỉ cần bạn nhớ cho ngày và tháng là tốt rồi. Như: Những ngày tháng qua đi khi ta còn ngồi lại… Ngày và Đêm là những đề tài muôn thuở được khai thác nhiều, như thương như tiếc những ngày tháng trôi qua mà chẳng làm được chuyện gì giúp ích cho gia đình hay xã hội. Để khi cái chết cận kề thấy tiếc nuối.
Chính những người có bộ Âm Dương (không phân biệt Âm Dương Sửu Mùi, Âm Dương Tỵ Dậu, Âm Dương Thìn Tuất, Âm Dương Mão Hợi) dễ cảm xúc về ngày tháng, về đêm và ngày, về cái vất vả của ngày, cái buồn vương về đêm. Như: Thương ai về ngõ tối. Sương rơi ướt đôi môi. Thương ai buồn kiếp người. Lạnh lùng ánh sao rơi. Thương ai về ngõ tối. Bao nhiêu lá rơi rơi. Thương ai cười không nói. Ngập ngừng lá hôn vai.
Buồn kiếp người: Tang Kiếp. Lạnh lùng ánh sao rơi (LINH TINH khi xấu là vì sao rụng, là chiếc lá rơi rơi). Cười không nói là THIÊN LƯƠNG nông cạn, nói cũng chẳng ích gì thâm sâu để làm chi. Kẻ bán người mua thế đủ rồi. Đó là hình ảnh buồn do TCS vẽ ra trong đầu, hoặc chính là hình ảnh thấy trong vô thức lá số TỬ VI của ông ta. THÁI ÂM + TANG KIẾP+ LINH. Người đàn bà của TCS. Và thương ai là bộ HÀ TƯỚNG QUÂN nằm ở đó.
Khi ta dùng đến ngày… tháng … năm … tức là lúc ta có việc quan trọng mới dùng đến ngày tháng năm. Ví dụ ngày…tháng… năm Kỷ Dậu. Em ơi! Từ mặt trận P.T. Anh viết vội thư này gởi về em… Từ đây nếu hỏa khí (Hỏa Linh Kình Đà) là những ngày khói lửa chiến tranh, nếu hòa bình là những ngày vất vả vì lịnh lạc khẩn cấp không phải những ngày tháng êm đềm luôn luôn có chuyện khẩn… Nếu có KHÔNG KIẾP là ngày tháng Không May… Tùy theo cái ta nhìn thấy mô tả nó một cách trung thực khi ta có dữ liệu sơ sở. Nếu không lấy gì mô tả, có chăng là nói bậy tùy hứng mà thôi, may nhờ rủi chịu, đúng sai không biết.
ÂM DƯƠNG SỬU MÙI ĐƯỢC NGÀY LÀNH THÁNG TỐT…
Âm Dương ngộ Lương là ngày lành tháng tốt (yếu tố này áp dụng cho tất cả cách ÂM DƯƠNG có LƯƠNG) nhưng ở vị trí này THIÊN LƯƠNG không may mắn lắm (đừng hiểu lầm là lạc hãm, hóa là bất lương. Lương cần đi với Phúc là phúc duyên, đi với cơ là cơ duyên. Hạnh Phúc đâu phải chỉ cơm ăn áo mặc cần có tiếng nói trẻ con THIÊN ĐỒNG, cần có căn nhà THIÊN CƠ cơ ngơi… như vậy phải hiểu không may mắn lắm là như vậy… Bộ ÂM DƯƠNG LƯƠNG chưa hoàn chỉnh. Ý Bửu Đình nói là như vậy đấy. Nếu bất lương hay không thì có các sao KHÔNG KIẾP KỴ HÌNH nó nói. Nói một cách dễ hiểu nhất.
Chính tinh là chủ từ, bàng tinh là túc từ. Tôi muốn là THAM LANG, tôi muốn ăn roi là THAM HÌNH, Tôi muốn yêu thương là TƯỚNG QUÂN, Tôi muốn phục vụ cho Bửu Đình. THAM PHỤC BINH + Bửu Đình. Quá dễ phải không. Phục vụ cho cái xấu + KHÔNG KIẾP vào. Đúng không? Bởi thế người viết đã từng viết những lá số đến 50 trang vở học trò là bình thường. Cứ tặng Đình một sổ carnet một cây bút là thấy khổ rồi, sẽ chết vì chấm TỬ VI. Đâu phải lá số nào cũng dễ nói, né qua tránh lại thiếu trung thực.
Ngày lành tháng tốt là một điểm quan trọng trong xây dựng gia đình, nhà cửa… và sinh ra đời được bộ NHẬT NGUYỆT như Sửu Mùi và các cách NHẬT NGUYỆT khác có THIÊN LƯƠNG mà không có Sát Tinh Kỵ Hình được xem như là sinh vào ngày lành tháng tốt. Từ đó có ngày Sinh Nhật, cao hơn là Đản Sinh của Phật, Giáng Sinh của Chúa. Nếu ta sinh vào những tháng ngày khói lửa mặc dù không có cách đó tại MỆNH. Sau nầy có dịp chúng ta sẽ nếm khói lửa thời chiến, khói lửa thời bình, khói lửa ngay chính trong căn nhà chúng ta. Chứ đừng nói rằng, làm gì có chiến tranh trong khi cả thế giới nói chung đang hòa bình. Chiến tranh ngay trong nhà của bạn. Với những ngày không yên đêm không vui, đó là nhẹ nhàng. Ngày hồi hộp đêm lo sợ, chết đi còn sướng hơn. Đôi khi sự thật rất cay đắng. Tốt nhất tự đoán số cho mình là hay nhất. Từ đó, nên TRIỆT đi, xóa đi những hình khắc bắt bẻ, những đòi hỏi thái quá, những ghen tị những cái mình không thể có. Mà người thân mình cũng không thể thỏa mãn cho bản thân mình được. Hiểu biết TỬ VI coi như đã đi tu rồi, mĩm cười với HÓA KỴ, vẫy tay với KÌNH DƯƠNG, sẵn sàng vui với ĐÀ LA một đoạn, HỎA TINH ta chọn nhiệt tình, LINH TINH ta chọn sáng suốt, KHÔNG KIẾP ta lấy sợ nạn mà không làm chứ đừng không ngờ gặp nạn. Như vậy là cải số với trời chứ không cãi cọ với người.
TỬ VI Ứng Dụng đem lại cho bạn niềm an vui với số phận. Và Số (THIÊN CƠ) một nơi Phận (TỬ VI) một ngã, số phận gặp nhau là số phận đã an bài. Việc làm hôm nay là việc làm trong định số của người viết. Một người có ngôi TỬ VI TẤU THƯ tại MỆNH hạn tại CƠ ĐỒNG BINH TƯỚNG.
NAM NỮ, đàn ông, ĐÀN BÀ, TRAI GÁI:
Đây là vị trí cả nam lẩn nữ giao hội với nhau với THIÊN LƯƠNG là phơi bày. Quan trọng là phơi bày cái gì? Phơi bày tâm sự. Đó là hình ảnh bên anh đọc sách bên nàng quay tơ, bên sông em giặt lụa trên cầu anh đứng trông, hay bên hiên anh thơ thẩn trong song em lặng nhìn… và sau đó THIÊN LƯƠNG phơi bày tâm sự, cũng từ đó lại chọn ngày lành tháng tốt để anh đến nhà em, để trình bày (chứ không phơi bày nhé) nếu như không có bọn KỴ ĐÀ cản mũi… cứ thế khi nên vợ nên chồng phơi bày cái gì sau đó chắc bạn thừa hiểu, có điều đáng nói là Đình không bày nhưng bạn lại làm rất tốt, cái Đình bày cho lại phản đối?
Nhưng vậy cách ÂM DƯƠNG LƯƠNG có hàm ý dâm tính ở bên trong, tùy dâm tinh tụ tập nhiều hay ít để luận đoán.
GÁI TRAI và LƯƠNG THỰC, LƯƠNG TIỀN.
Khi nên vợ nên chồng vấn đề cái ăn trở nên bức thiết. Tại đây ta chỉ có lương thực chứ chưa phải là cách Đồng Lương là lương tiền (từ ruộng đồng sinh ra lương thực chuyển qua lương tiền) Vì thế bị đánh giá là kém hay như đã giải thích ở trên. Cho nên dẫu sao có THIÊN LƯƠNG là may mắn rồi. Nếu như không có nó thì sao?
GÁI TRAI và một mái nhà.
Tại đây ta chỉ thấy đôi trai gái và một mái nhà đó là THIÊN LƯƠNG (chủ nóc nhà) THÁI ÂM chủ thềm trong, THÁI DƯƠNG chủ thềm ngoài. Nóc và thềm thôi chư đâu phải là cơ ngơi như THIÊN CƠ vì thế khiếm khuyết về nhà cửa chưa hoàn chỉnh nhưng có THIÊN LƯƠNG này cũng có bóng mát cuộc đời, dù là không cao sang.
TIẾNG ĐỘNG DẬY LÊN. ÂM THANH DẬY LÊN:
THÁI ÂM chủ tiếng động. THÁI DƯƠNG chủ dậy lên, phát lên. Tiếng động phát ra có thể lời văn hay ý tốt, là tiếng nhạc tiếng đàn, lời ca tiếng hát nếu đi với XƯƠNG KHÚC và bây giờ nếu bạn còn thắc không khi có người nói: “ÂM DƯƠNG hữu XƯƠNG KHÚC nhi đắc lực” chỉ câu này thôi là hay biết bao nhiêu. Ngần ấy thôi là thấy có công danh, có nghề nghiệp có niềm vui. Vậy thì bộ ÂM DƯƠNG rất cần gặp THANH LONG chủ tiếng nói, hoặc HỒNG LOAN ‘la to’ tiếng nói vui mừng đi với HỈ HỒNG ĐÀO nhưng có thể lời than, tiếng khóc, chưởi rủa, bôi nhọ khi đi với thị phi tinh, sầu tinh… từ đó hướng luận đoán nhiều không kể nổi.
Âm Dương Lương là tiếng động phát lên bày tỏ ra, phơi bày ra. Chúng ta chưa biết rõ họ dùng tiếng động đó để làm gì, tín hiệu vui hay cầu cứu SOS. Nếu là tiếng nói. Ồ nói năng có văn hóa nhỉ, nghe được đấy. Là nhờ bởi XƯƠNG KHÚC. Nghe vui tai là đi với ĐÀO HỒNG HỈ, nghe như trăm oán nghìn sầu là đi với TANG KHỐC ĐƯỜNG LA. Sao mà nghe vô văn hóa, chưởi bới… Nhìn sao nói vậy, nghe sao viết vậy.
MỘT SAO CHỦ ẨN, MỘT SAO CHỦ HIỆN
Ẩn là THÁI ÂM tên thiệt của y là ‘âm thầm thái quá’ và THÁI DƯƠNG là ‘công khai thái quá’. Khi cần ẩn là ẩn khi cần hiện là hiện, biến hóa vô lường. Khi ta có 2 yếu tố nầy khi vui ta hiện khi buồn ta bay. Khi nguy biến phải thoát ngay. Nếu không gặp chuyện đắng cay vô cùng.
Thoắt ẩn, thoắt hiện là bộ sao nầy. Như trong vi tính có chức năng ‘Hide’. Tốt là khi cần ẩn thì ẩn, khi cần hiện lại hiện ra. Xấu là khi cần ẩn lại hiện, khi cần hiện ra lại ẩn. Nhận xét chung vừa ẩn, vừa hiện là một yếu tố rất hay. Ví dụ: Như cô ca sĩ hát xong lui vào sân khấu (chẳng lê đứng hát hoài), như một chiến binh khi cần phục kích phải ẩn núp kín đáo, khi cần xung phong lại hiện ra (khiến địch quân khiếp vía, nếu núp nữa coi cũng kỳ).
Và đến đây bạn thấy đó không phải vô cớ Bửu Đình lại phân biệt nhóm sao ẩn hiện. Vì từ đó chúng ta đến THÁI ÂM đôi khi là sao tốt lành nhưng thực ra nó không lợi cho ta là bao nhiêu, trong khi ta ưa dương, ưa lộ, ưa phơi, ưa khoe.
Vậy thì THÁI ÂM thuộc nhóm ẩn như TỬ VI THIÊN PHỦ ĐÀ TUẦN.
THÁI DƯƠNG thuộc nhóm lộ THIÊN LƯƠNG TRIỆT KÌNH. Và xem tiếp càng về sau càng hấp dẫn lôi cuốn không chán phèo. Có thế mới là kỳ lạ.
BÓNG TỐI và̀ ÁNH SÁNG. ĐEN TỐI, MỜ ÁM và RÕ RÀNG, SÁNG SỦA:
Kẻ trong bóng tối, người ngoài ánh sáng là đây. Khi cần thì khuất vào bóng tối, khi cần xuất hiện ra ngoài ánh sáng. Cũng như khi cần tắt đèn, khi cần mở đèn. Khi có 2 yếu tố nầy cũng có thể rất nguy hiểm vì có thể làm những chuyện mờ ám, vì thế nó luôn luôn nhị hợp với một sao thủ đoạn là VŨ KHÚC. Đọc tiếp phần dưới ta sẽ rõ hơn.
ÂM THẦM VÀ CÔNG KHAI:
THÁI ÂM chủ âm thầm, lén lút, mờ ám
THÁI DƯƠNG chủ công khai, hợp pháp, minh bạch rõ ràng
Ví dụ: Về mặt công khai đó là công ty bay (công ty hoá chất, vận tải, cửa hàng ăn uống…) nhưng dằng sau đó âm thầm mua bán (vận chuyển, trao đổi…) ma tuý (vũ khí, tiền giả…). Hoặc là nơi chứa chấp (cung cấp…) bọn khủng bô ́(gián điệp, đĩ điếm..).
Đây là bộ sao mang 2 bộ mặt khác nhau. Một bộ mặt hợp pháp, công khai một bộ mặt xã hội đen, buôn lậu, thế lực chống đối hoặc âm thầm, lén lút, mờ ám làm chuyện bất chính. Xung đột mâu thuẩn một bên mờ ám, lén lút, âm thầm và một bên công khai rõ ràng minh bạch như mặt trời với mặt trăng, như ban ngày không thể gặp ban đêm.
Nhưng dẫu sao xét cho cùng, đây cũng là một yếu tố rất hay. Có những cái ta cần âm thầm, có những cái ta cần công khai. Cái quan trọng là âm thầm cái gì? Công khai cái chi?. Đối với người, ta có thể âm thầm thương nhưng công khai la mắng, trong kinh doanh ta cũng có những cái âm thầm ngay nhân viên cũng không được tiết lộ, còn hàng hóa tất nhiên cần được công khai rồi. Trong Quân Sự, Chính Trị yếu tố nầy càng mạnh mẽ, trong âm thầm làm một đường, nhưng công khai làm một nẻo…
Đây là bộ sao thích hợp với một số người, nhưng bất bình cho một số khác. Điển hình là những người thuần dương (THÁI DƯƠNG) như THÁI DƯƠNG tại Tí Ngọ Dần Thân.
Kết luận là kết quả của Sát tinh có hay không? ĐÀO KỴ KIẾP có hay không? Có tạo ra tai họa cho người không?
Tôi âm thầm học tập nghiên cứu. Nay công khai tuyên bố là:…con vi khuẩn D35 có thể chữa bịnh cho người lãnh cảm.
Con âm thầm theo dõi người ấy lâu lắm rồi. Cô ấy là người rất tốt. Nay con công khai đến đây xin phép …
Công khai đưa người cửa trước, âm thầm rước người cửa sau…
Vầy thì cái âm thầm thuộc dạng âm mưu sợ gì? Sợ bại lộ.
Bây giờ giải thích với bạn rằng: Bộ NHẬT NGUYỆT rất khoái bộ TANG HƯ KHÁCH và rất kỵ TRIỆT đáo đầu.
Âm thầm và công khai tốt xấu tùy mục đích.
Âm thầm để một mai dương lên, vươn lên là đặc tính của bộ sao nầy. Một người có bộ Âm Dương tối tăm về già cuộc đời càng sáng sủa. Thuở trẻ thường hay chịu cảnh tối tăm.
TAI và MẮT. NHỮNG ĐIỀU TRÔNG THẤY.
Các sách TỬ VI thường cho là Bộ ÂM DƯƠNG là Đôi mắt, điều nầy không có gì bàn cãi. Có chăng là THÁI ÂM còn đãm nhiệm sự nghe. THÁI DƯƠNG đảm nhiệm sự thấy. 5 Ngũ quan là : Tai mắt mũi miệng và tay chân. Tay chân ta có THIÊN MÃ đúng rồi, CỰ MÔN là cái miệng ăn nói. Cái mũi, trời ơi! Cái mũi là cái nghệ sỹ… chưa bao giờ đề cập hoặc đề cập một cách kín đáo khó nhận biết. Nào là: Anh nhớ mắt môi em mĩm cười… má em gầy, vai em gầy guộc từng sợi nhỏ (là cái chi?), dài tay em mấy thuở mắt xanh sao. Có ai nhớ cái mũi đâu mà nữ giới đi sửa mũi làm gì tốn tiền vậy chứ. Nhưng Vua Tự Đức viết:
Đập cổ kính ra tìm lấy bóng.
Xếp tà y lại để dành hơi.
Và cũng chỉ nói cái mũi của mình thôi. Người có văn hóa đập phá cũng có văn hóa. Qua Trần Thiện Thanh là: Gương xưa còn đó nhưng bóng người nào thấy đâu. Áo xưa còn đó nhưng mùi hương phai nhạt rồi… trong ‘Từ đó em buồn’
Và cái mũi là ngôi sao THAM LANG. Đập phá để ngửi (xin cám ơn vua Tự Đức)
* Là thấy tận mắt, là nghe tận tai. Những điều ấy đem đi tố cáo với người khác trở thành ‘tai mắt’ cho người, có khi là cho địch, có lúc lại đem loan truyền… Cũng có khi không thấy tận mắt, chẳng nghe tận tai nhưng quả quyết là tai nghe mắt thấy.
* Là tai nghe chuyện vui, mắt thấy chuyện mừng. Tai nghe những cái hay, mắt thấy những cái đẹp…
* Cũng là tai nghe mắt thấy những chuyện chướng tai gai mắt, những chuyện không muốn cho vào tai phải nghe, những chuyện không muốn thấy phải nhìn.
* Cũng là tai nghe mắt thấy nhưng tai nghe không tiếp thu, mắt thấy mà không hiểu. Tốt là nghe một hiểu mười, thấy một cái hiểu nhiều cái.
* Có tai như điếc, có mắt như mù, có cũng như không.
* Tốt là tai thính, mắt sáng. Xấu là tai điếc mắt mù. Có cả bộ môn cho Khoa Tai Mắt Múi Họng.
Theo Nguyễn Du bộ ÂM DƯƠNG là những điều trông thấy.
“Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. “
Lần nữa ta lại thấy giá trị của câu: Âm Dương hữu XƯƠNG KHÚC nhi đắc lực. Được nghe được xem và được nói về văn học nghệ thuật.
(So sánh với cái dò xét theo dõi đáng sợ của Liêm Trinh, cái quan sát của THẤT SÁT, xem xét của THIÊN TƯỚNG và THÁI DƯƠNG dương mắt ngó nhưng một hôm THÁI DƯƠNG dương mắt ngó xong rồi cãi nhưng nó không nằm tại đây).
SỐNG DỞ CHẾT DỞ, DỞ SỐNG DỞ CHẾT, ÂM DƯƠNG bàng hoàng:
* Khi xấu bộ sao nầy rơi vào trạng thái dở sống dở chết. Âm chẳng ra người âm, dương chẳng ra người dương, sống cuộc đời thực vật. Cũng như mọi bộ sao khác
Bộ ÂM DƯƠNG cư Sửu cần gặp và kị gặp.
Bộ ÂM DƯƠNG cư Sửu CẦN GẶP:
- TAM MINH(ĐÀO HỒNG HỈ) xem mục “Tiếng động dậy lên”
- “Mệnh cư ĐÀO, HỈ hướng TỬ, DƯƠNG (THÁI DƯƠNG) phú quí khả kì.
- Thân hữu HỒNG, ĐÀO, THAI TOẠ nhi công danh khả tất”. Tức MỆNH có TỬ VI hay THÁI DƯƠNG đi với ĐÀO Vui, Hỉ Mừng phú quý lạ kỳ (Dĩ nhiên không gặp thêm Hung tinh).
- Thân có 4 sao ĐÀO HỒNG THAI TỌA tất có công danh (ngồi cao la lớn không có công danh sao được)
- XƯƠNG KHÚC: mới đắc lực, phú quí vinh hoa. Phú viết: ÂM DƯƠNG hữu XƯƠNG KHÚC nhi đắc lực.” hoặc phú quý vinh hoa. Cũng như bộ TỬ PHỦ cần Tả Hữu bộ sao hành động cần người giúp đỡ. Bộ ÂM DƯƠNG đa phương tiện (Multidial) cần đi với bộ Nghệ Thuật XƯƠNG KHÚC .
- BÁT TOẠ: Xuất nhập nơi quyền quí. Hợp cách. “BÁT TOẠ hướng THÁI DƯƠNG thị tụng ư cung cấm’. Hình ảnh người đàn ông ngồi trên đài cao. Đặc biệt sao THÁI DƯƠNG rất ái mộ sao nầy.
- KHOA LỘC: “NHẬT NGUYỆT KHOA LỘC Sửu cung định thị công danh. QUÍ ÂN, THAI TOẠ, KHÔI HỒNG. Văn tài nguỵ lý xuất xử thành công”. Đi với KHOA LỘC tất thị có công danh (ở đây không thể có đủ bộ 3 sao KHOA QUYỀN LỘC.
- TUẦN KHÔNG: “NHẬT NGUYỆT Sửu Mùi ái ngộ TUẦN KHÔNG. QUÍ ÂN XƯƠNG KHÚC ngoại triều văn tất thượng cách đường quan xuất chính”. Vì Tuần chủ tập trung vào, thu hút vào, nhân vật quan trọng vì văn tài XƯƠNG KHÚC, và bộ QUÍ ÂN chủ ân thưởng vẽ vang. Để giải thích câu phú này cả một loạt tiểu mục để minh chứng. Nếu Âm Dương đắc cách là tiếng nói của một nhân vật quan trọng có văn tài rất vẽ vang, tập trung (tuần) mà nghe.
- LỘC TỒN: “THÁI ÂM, VŨ KHÚC, LỘC TỒN đồng. TẢ HỮU tương phùng phú quí ông” Tức THÁI ÂM + LỘC TỒN + TẢ HỮU, hoặc VŨ KHÚC đi với TỒN TẢ HỮU. Có LỘC TỒN không còn lo lắng bộ KÌNH ĐÀ phức tạp xuất hiện. Bộ LỘC TỒN TẢ HỮU đi với sao nào cũng hay trừ trường hợp đi với SÁT PHÁ, CỰ.
- THÁI TUẾ : Tam thái cách. Thái sư, Thái phó, Thái bảo… mơ hồ khó đạt được cần có KHOA LỘC. Làm thái sư phụ dễ gặp.
Bộ ÂM DƯƠNG cư Sửu KỊ GẶP:
- TAM ÁM (DIÊU ĐÀ KỊ). Tai nghe mắt thấy bị ám rồi còn nghe thấy chi nữa. Nếu MỆNH có bộ NHẬT NGUYỆT hạn đến bộ tam Ám là xui nhất. Đây là 2 bộ sao kỵ nhau nhất.
- HAO TINH: Phi lễ thành hôn (đối với nam). “Âm phùng Hao tú một phương. Thành hôn chẳng lọ là đường cưới xin.” Vì khi có HAO tức THÁI ÂM ngộ ĐÀ hay ngộ KÌNH ĐÀ LA: Mệnh cung kị NGUYỆT ngộ ĐÀ LA có tính loạn dâm. Âm ám chủ bị nữ lôi kéo.
- KÌNH ĐÀ : Đa khắc thân. Nhân ly tài tán. Vì hình thành các bộ ÂM KÌNH, DƯƠNG KÌNH ÂM ĐÀ, ÂM KÌNH tức âm thầm hay công khai chống đối 2 giới nam và cả nữ trong gia đình (đa khắc thân: khắc nhiều người thân). Từ đó vui thì sống, buồn thì đi (nhân ly tài tán là thế).
- KÌNH DƯƠNG :”TUẦN TRIỆT bất khả LỘC TỒN tư cơ phá bại. DƯƠNG NHẪN bất nghi NHẬT NGUYỆT loại bệnh lý triền miên”. KÌNH ở đây còn chủ phải chống đỡ với nhưng nguy cơ âm thầm trong thân thể của mình (chứ tui không chống ai hết) “THÁI ÂM ngộ DƯƠNG ĐÀ tất chủ nhân ly tài tán, DƯƠNG NHẨN bất nghi NHẬT NGUYỆT loại bệnh lý triền miên”
- VIỆT LINH HÌNH: Phòng sấm sét, búa đao.
- TRIÊT: Tất cả đều lộ ra hết, y như cặp trai gái nằm phơi bày lồ lộ. Cái lộ đó càng cay đắng hơn nếu như có chén thuốc đắng HÓA KỴ bên cạnh, nếu như thuốc độc không ngại gì mà không uống.
Tất cả Âm Mưu, tất cả sự thầm kín sẽ bị phơi bày (THIÊN LƯƠNG) công khai (hoặc đưa ra ánh sáng THÁI DƯƠNG). Xấu tốt do hung, cát tinh mà thôi. Tụ tập nhiều hay ít. Biết bao nhiêu người bị chết… cháy vì cách nầy. Như đã đề cập cách này không được hoàn chỉnh… vì thiếu một ngôi sao THIÊN ĐỒNG thâm sâu, ngôi sao THIÊN CƠ tính toán kỹ. Vì thế ta ít khi gặp lá số Âm Dương tốt. Nếu không có gì xấu xa khi bị lộ (mà rất dễ lộ. Sao TRIỆT cứ chu kỳ 5 năm đến thăm Sửu Mùi một lần, có lúc rủ thêm Kỵ thế là họa đến) không làm điều xấu xa bị phơi bày ra ánh sáng có khi quảng cáo cho mình. Ờ cái đó là âm mưu à! Cái đó là âm thầm giúp đỡ mà thôi. Tại anh ghét anh nói vậy thôi.
Dĩ nhiên những âm thầm nguy hiểm (Kỵ Kiếp) chưa kịp tạo ra có khi bị bóp chết trong trứng nước là vì thế.
Ở đây người viết cần giải thích thêm. Ý người viết nói tại đây có bộ KỴ KIẾP, tức tại bản cung, tam hợp cung hội họp. Nếu có bộ này nằm ở cung xung chiếu mang ý khác. Bản cung có Kỵ cung xung chiếu có KIẾP mang ý khác và ngược lại, bản cung có Kiếp xung chiếu có KỴ tất phải mang ký khác. Ví dụ nội Kỵ ngoại Kiếp: Tại anh ăn hiếp (tức là KIẾP) tui, nên tui mới ghét (kỵ) anh. Vi dụ: Nội Kiếp ngoại Kỵ: Ê mày dám chê (vì Kỵ xung) tao hả? Tao sẽ ức hiếp mày bằng thích. Giải thích rất bình dân, thực tế như vậy không biết bạn có hiểu kịp không? Hay bạn ưa nghe mơ hồ: cần phân biệt thế xung và hợp, nói như vậy 10 người chỉ có 1 người lanh trí hiểu.
KHÔNG KIẾP:
“NHẬT NGUYỆT sát hội nam đa gian đạo nữ đa dâm”
Không cần giải thích bạn cũng hiểu. Đôi trai gái trời ơi này.
GIÁP HAY RẤT DỄ GẶP:
Tại vị trí Sửu Mùi thường dễ gặp các bộ sao đôi hợp chiếu và dễ gặp các cách giáp như: Long Phượng (kề cận quý nhân), Thai Tọa (công danh, nhàn hạ), Quang Quí (ân thưởng vẽ vang). Hay nhất là giáp XƯƠNG KHÚC (ví như tay trái xem sách, tay phải chơi đàn, 2 cung phụ mẫu huynh đệ là giới văn nghệ sỹ). Có câu:
“XƯƠNG KHÚC giáp trì nam Mệnh quí nhi thả hiển”. Trì là tên riêng của Âm Dương, Quế trì là THÁI ÂM, đan trì là THÁI DƯƠNG.
MỘT SỐ CÂU PHÚ LIÊN QUAN .
Ghi lại đây một số câu phú có liên quan, quan điểm một số nhận xét của người xưa.
“NHẬT NGUYỆT Sửu Mùi. ÂM DƯƠNG hổn hợp tự giảm quang huy kị phùng sát tinh, nhược lai văn diệu, diệc kiến QUÍ ÂN, THAI TOẠ, KHÔI HỒNG văn tài nguỵ lý xuất xử thành công”
Tự giảm quang huy. Đình không đồng ý. Đã giải thích ở đầu bài ở Sửu lợi cho THÁI DƯƠNG ở Mùi lợi cho THÁI ÂM. Văn tài nguỵ lý cũng không đồng ý vì các bàng tinh sẽ đánh giá công việc ấy như HƯ PHÁ, PHI LIÊM.
“NHẬT NGUYỆT Sửu Mùi ái ngộ TUẦN KHÔNG. QUÍ ÂN XƯƠNG KHÚC ngoại triều văn tất thượng cách đường quan xuất chính”
“Mấy người bất hiển công danh. Vì chưng NHẬT NGUYỆT đồng tranh Sửu Mùi”
Thời xưa KHHB tranh luận câu này. Người cho bất hiển, người cho là phỉ hiển (Thỏa mãn toại nguyện). Xét cho cùng quá võ đoán, vớ vẩn chỉ bộ Âm Dương chưa đủ điều kiện ắt có và đủ như trong toán học. Thấy tốt ta mới kết luận tốt, xấu ta kết luận xấu. Đó là việc làm của các bàng tinh.
Kể các câu phú dưới đây thuộc loại võ đoán.
“NHẬT NGUYỆT Mệnh, Thân cư Sửu Mùi tam phương vô cát phản vi hung”
“NHẬT NGUYỆT đồng lâm quan cư hầu bá”
“THIÊN LƯƠNG, THÁI ÂM tác phiêu bồng chi khách.”
Bửu Đình yêu cầu bạn mới làm quen học TỬ VI nên học thuộc phú vì nó là cơ sở giúp ta tựa vào, dựa vào và gợi nhớ một số tính cách của sao. Nhưng khi bạn giỏi rồi. Thì sao? Quên nó đi vất nó đi. Đứng vững trên đôi chân mình. Khi còn nhỏ muốn đi phải vịn, đi được rồi thì vịn làm chi. Tại sao phải vịn, phải dựa, phải nhờ cậy… nếu làm ông to quan lớn đưa nước nhà vào vòng nô lệ.
Nhưng trước mắt tập an lá số bằng tay. Phải học thuộc phú vì nó là vốn liếng để đi buôn. Là công thức để ta dựa vào, có trình độ để đấu láo. Bài viết dừng tại đây, sau này sẽ thêm vào phần luận đoán qua 12 cung và hạn gặp. Và còn giới thiệu những lá số TỬ VI liên quan, nhưng hạn chết vì cách Âm Dương… bàng hoàng. Đó là lý do người viết bận bịu với phần mềm quản lý lá số, cần 3 cái nhắp chuột phải có lá số trước mắt. Học ở đâu? Học trong lá số.
Thêm về bộ Âm Dương Sửu Mùi Cách
Bộ sao Nhật Nguyệt Sửu Mùi cần gặp Khoa Lộc, tránh xa bằng được Hóa Kỵ, vì Nhật Nguyệt ở đây sức sáng chưa lớn, không dung nạp nổi Hóa Kỵ, khác với cách Nhật Mão, Nguyệt Hợi. Cách này rất ưa Lộc Tồn tại tam hợp, hình thành cách Thái Âm Lộc Tồn phú ông, chủ may mắn lâu dài, và Thiên Lương cũng hợp với Bệnh Phù hóa giải cái xấu của sao này. Với Nhật Nguyệt ở Sửu thì tuổi Bính, Mậu, Tân có Lộc Tồn tam hợp. Với Nhật Nguyệt ở Mùi thì tuổi Nhâm Ất có Lộc Tồn trong tam hợp.
Với tuổi Ất thì Thái Âm Hóa Kỵ không mấy tốt vì Tử Vi Hóa Khoa, chỉ có Hóa Quyền do Thiên Lương tam hợp, hình thành cách Tồn Kỵ xấu. Tuổi Ất muốn tốt thì phải bộ Nhật Nguyệt phải ở Sửu để được hưởng bộ Long Kỵ chủ vận hội, hóa giải cho sao Hóa Kỵ. Với tuổi Canh tuy không có Lộc Tồn, ta xét đến câu phú” Nhật Nguyệt Khoa Lộc Sửu cung, đinh thị công danh”. Vì tuổi Canh được bộ Khôi Việt với Khôi ở Mùi và Việt ở Sửu thuộc cách tọa quý hướng quý, nếu không gặp Thiên Không ( Địa Không ) và Địa Kiếp thì được đủ Khoa Lộc Khôi Việt. Do Lộc Tồn tuổi Canh ở cung Thân nên Kình Dương ở cung Dậu và Đà La ở cung Mùi. Vì thế khi mệnh an tại Sửu ắt gặp cả bộ Kình Đà và Kình Dương ở đây rất độc ” Kình Dương đối thủ ở Dậu cung, Tuế diệt Dương Đà Canh Mệnh hung”. Phượng Các không thể an trong tam hợp này để cứu giải cho Kình Dương, vậy tuổi Canh không thể tốt như câu phú trên,nhưng cũng có điểm tốt vì được bộ Khôi Khoa Kình, chủ có được sự nghiệp sớm hơn và thành công hơn người khác. Nhưng không còn trường hợp nào được hưởng bộ Khoa Hóa Lộc trong tất cả các thiên can, Vì vậy Lộc ở đây chính là Lộc Tồn vì khi đó tránh được bộ Kình Đà kỵ cho Âm Dương.
Vì vậy, tuổi Bình Mậu Tân đều có thể hình thành bộ Khoa Lộc. Với tuổi Bính thì Văn Xương Hóa Khoa, tuổi Mậu là Hữu Bật Hóa Khoa, tuổi Tân là Văn Khúc Hóa Khoa. Do tuổi Tân thì Khôi Việt ở Ngọ Dần nên loại vì Nhật Nguyệt Sửu Mùi rất cần Khôi Việt. Tuổi Bính thì có Việt, không có Khôi vì Thiên Khôi ở cung Hợi. Vậy còn tuổi Mậu được cả bộ Khôi Việt ở Sửu Mùi thuộc cách tọa quý hướng quý, được bộ Hồng Loan Tướng Quân, đủ bộ Khoa Quyền Lộc ( Lộc Tồn ), Khôi Việt rất đẹp.
“Nhật Nguyệt Sửu Mùi ái ngộ Tuần Không, Quý, Ân, Xương, Khúc ngoại Triều, Văn tất Thượng Cách”. Khi Nhật Nguyệt Sửu Mùi được Tuần tại bản cung đã là tốt, thêm Xương Khúc Quang Quý rất tốt, Vì vậy cách cục Nhật Nguyệt đồng cư Sửu Mùi không thể luận là bất cát, tốt hay xấu là do hợp cách hay không hợp. Không giống một số cách như Thất Sát Thìn Tuất, Vũ Phá Tị Hợi cần phải cát tinh thích hợp và thêm một trong Tam Hóa mới có thể trở thành tốt lành.