Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là Tết nửa năm, nó được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm, đây được coi là một ngày Tết truyền thống của Việt Nam. Hãy cùng với Tử Vi Việt Nam đi tìm hiểu Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ 2023 vào ngày nào? Văn khấn tết Đoan Ngọ 2023… qua bài viết đây!!!
Tết Đoan Ngọ là gì? Sự tích tết Đoan Ngọ, Tết Đoan Ngọ cúng gì?
Bên cạnh những ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán thường được chuyển giao từ năm này qua năm khác, được tổ chức vào ngày 1/1 Âm lịch hàng năm, thường thì người dân Việt Nam chúng ta vẫn hay thường tổ chức Tết Đoan Ngọ mùng 5/5.
Không chỉ ở Viêt Nam chúng ta mà còn ở các quốc gia thuộc khu vục Đông Á cũng đặc biệt quan tâm đến ngày mùng 5 tháng năm này.
Dưới đây Tử Vi Việt Nam sẽ cùng quý anh chị đi tìm hiểu sâu hơn vào ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng này nhé!!!
Tết Đoan Ngọ là ngày gì gì?
Tết Đoan Ngọ giết sâu bọ là Tết ở Việt Nam, còn một số nước Trung Quốc thì Tết Đoan Ngọ được hiểu là để tưởng nhớ vị đại thần Khất Nguyên, vì bị gian thần hãm hại mà ông đã tự vẫn ở sông Mịch La vào đúng ngày 5/5 Âm lịch này.
Tết Đoan Ngọ 2023 cũng được gọi với nhiều tên gọi khác như Tết Đoan dương, Tết nửa năm… hàng năm rơi vào ngày 5/5 Âm lịch, tức là vào đúng nửa năm kể từ lúc bắt đầu năm mới.
Vốn dĩ ngày mùng 5 tháng 5 được lựa chọn là ngày Tết Đoan Ngọ vì trước kia thời cổ đại Người Việt Nam ta dùng lịch Kiến Tý, cho nên tháng đầu tiên trong năm là tháng 11. Chình vì vậy, vào thời điểm nửa năm được lựa chọn rơi vào ngày 5/5 Âm lịch.
Tết Đoan Ngọ thường được tổ chứ vào trưa ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch.
Lí do:
- “Đoan” được hiểu là mở đầu, khởi đầu
- “Ngọ” được hiểu là khoảng thời gian trong vòng từ 11h trưa đến 13 giờ chiều.
Tết Đoan Ngọ là một trong những tết truyền thống rất lâu đời của khu vực Đông Á, dựa trên những tín ngưỡng văn hóa của Phương Đông. Văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 được thực hiện mục đích mở đầu cho những điều tốt đẹp đang diễn ra hiện tại với chúng ta.
Cúng mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ được hiểu đơn giản với tên gọi là Tết diệt trừ sâu bọ. Vì tháng 5 là những ngày bắt đầu vụ mùa trong năm. Vì vậy, vào ngày Tết Đoan Ngọ người dân Việt Nam thường làm mâm cúng Tết Đoan Ngọ để diệt trừ sâu bọ gây hại cho cây trồng, mang đến mùa màng bội thu, thuận lợi.
Dù trải qua một lịch sử lâu đời Tết Đoan Ngọ, vẫn được người dân lưu truyền và gìn giữ tục cúng Tết Đoan Ngọ hàng năm vào ngày 5/5 Âm lịch, đặc biệt là người dân Việt Nam.
Kết luận: Đơn giản chúng ta hiểu Tết Đoan Ngọ là ngày để người dân Việt Nam cũng tết nửa năm bao gồm mâm cúng Tết Đoan Ngọ và một bài văn khấn mâm cúng Tết Đoan Ngọ, họ cầu mong sự may mắn trong cuộc sống.
Tết Đoan Ngọ 2023 vào ngày nào?
Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) năm nay nhằm vào thứ Năm ngày 22 tháng 6 Dương lịch. Theo quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì ngày mùng 5 tháng 5 vào thứ Năm Âm Lịch và ngày 22 tháng 6 Dương lịch, thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không được nghỉ làm theo quy định của bộ Lao Động 2019.
Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là gì
Tet Doan Ngo trong tieng anh la gi? Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là tết giết sâu bọ, là một ngày Tết truyền thống của người sân Việt Nam, đã tồn tại rất lâu đời, không thể thiếu mâm cúng Tết Đoan Ngọ.
Tết Đoan Ngọ tiếng Anh sẽ được dịch dựa trên ý nghĩa của từng từ Chẳng hạn: “Tết” là “festival”, “Đoan” có thể dịch thành nhiều từ như “the start”/ “straight”/ “middle”/”righteousness”/ “just”, “Ngọ” là “at noon” (from 11 am to 1 pm). Đoan Ngọ là thời điểm mặt trời gần với Trái đất và nếu dịch theo tiếng Anh là: “Doan Ngo is the moment that the sun is the most near the Earth”.
Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là “Mid-year Festival – 5/5 (Lunar)”. Còn tại Trung Quốc, ngày Tết Đoan Ngọ được dịch sang tiếng Anh có tên là “Dragon Boat Festival” (lễ hội thuyền rồng) hoặc “Duanwu Festival” (lễ Đoan Ngọ).
Sự tích Tết Đoan Ngọ
Sự tích Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 được truyền thuyết xa xưa kể lại, sau khi kết thúc mùa vụ, người nông dân đã mở lễ hội ăn mừng vì năm đó mùa màng bộ thu, tuy nhiên lại xảy ra một cuộc chiến tranh giữa người nông dân và sâu bọ, trong mùa vụ đó không biết vì lí do gì mà sâu bọ kéo đến rất nhiều, chúng phá hoại, ăn hết thực phẩm, trái cây, rau củ đã thu hoạch.
Trong lúc người dân đang không biết phải làm gì và làm như thế nào để diệt sạch đám sâu bọ này, thì xuất hiện một ông lão tự xưng Đôi Truân. Ông lão đã chỉ cho những người nông dân lập đàn cúng, trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ bao gồm: Bánh tro, trái cây và ông còn kêu gọi mọi người đứng trước nhà và vận động cơ thể.
Một điều thần kì đã xảy ra, lũ sâu bọ cứ thế tự nhiên lăn đùng ra chết và từ đó không còn phá hoại nữa. Ông lão còn dặn, hằng năm cứ vào ngày này hãy làm theo những gì ông đã dạy thì tự khắc sâu bọ sẽ bị diệt trừ, mùa màng bội thu, thuận lợi.
Từ đó để tưởng nhớ công ơn của ông lão Đôi Truân, hàng năm cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch người dân lại làm bánh tro, hái trái cây, và lập đàn cúng vào đúng giờ Ngọ. Như vậy người dân đã gọi nôm na là ngày Tết Giết Sâu Bọ vì thời điểm cúng là giữa trưa nên được gọi là Tết Đoan Ngọ.
Nhiều người vẫn còn thắc mắc Tết Đoan Ngọ cúng gì? mâm cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì? thì hãy xem tiếp phần chi tiết dưới đây của Tuvivietnam.biz
Tết Đoan Ngọ cúng gì?
Trong ngày Tết Đoan Ngọ ngày 5/5 Âm lịch hàng năm, người dân lại tổ chức, bày biện, vẽ lên những mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ, để cúng trời đất, thần linh, tổ tiên hay xua đuổi những con sâu bọ phá hoại mùa màng.
Vậy mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Theo truyền thống văn hóa người Việt, mâm cúng tết Đoan Ngọ thường có các lễ vật như:
- Hương, hoa, vàng mã,
- Nước, rượu nếp,
- Các loại hoa quả,
- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp,
- Xôi, chè.
Mâm cúng này tùy thuộc vào từng quan niệm của từng dân tộc, địa phương hay hai miền Nam – Bắc các lễ vật trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ là cũng khác nhau. Tuy nhiên, hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp là những lễ vật không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ.
Cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc:
Đối với mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc thường thì không thể thiếu:
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước, rượu nếp.
- Các loại hoa quả (Dưa hấu đỏ,mận, vải…).
- Xôi, chè.
- Thịt vịt.
Cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam:
Trong miền Nam người dân thường bày trí trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam bao gồm: Bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc,.. Sau khi cúng xong cả nhà, con cháu sẽ cùng quây quần bên mâm cúng để ăn những món ăn này.
Cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung:
Trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung thường có những thứ như sau:
- Hương, hoa, vàng mã.
- Nước, rượu nếp.
- Các loại hoa quả như vải, mận…
- Bánh tro, bánh ú.
- Chè kê: là món đặc biệt quen thuộc và xuất hiện trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ của tỉnh Quảng Nam.
- Thịt vịt
- Cơm rượu
Văn khấn Tết Đoan Ngọ
Văn khấn mùng 5 tháng 5 Tết Đoan Ngọ được cho là quan trọng trong khi cúng Tết giết sâu bọ, bài vă khấn Tết Đoan Ngọ cần có sự chuẩn bị, đọc lưu loát, rõ ràng, thành tâm với tổ tiên, mong một mùa màng bội thu, thuận lợi.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ chúng con là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày mồng 5/5 âm lịch, nhằm ngày tết Đoan ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
6 Điều cấm kỵ trong ngày Tết Đoan Ngọ
Ngoài những điều ở trên, cần lưu ý về mâm cúng và văn khấn cùng với đó chúng ta cần tránh những điều không nên làm trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch sau đây!!!
Thứ 1. Không để rơi tiền bạc trong ngày Tết Đoan Ngọ
Người ta quan niệm rằng, nếu đánh rơi tiền bạc vào ngày này thì bạn sẽ đánh rơi tài lộc, may mắn sẽ không tốt.
Thứ 2. Không để giày dép lộn xộn trong ngày Tết Đoan Ngọ
Theo như Tử Vi Việt Nam được biết thì giày dép trong tiếng hán được gọi là “tà” cho nên vào ngày tết Đoan Ngọ diệt sâu bọ này, người ta để giày dép ngay ngắn để không dẫn dụ tà khí vào nhà mình.
Thứ 3. Không dừng chân hoặc đến những nơi u ám
Vào ngày tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 nếu như bắt buộc bạn phải ra khỏi nhà vào ban buổi tối, đường đi xa xôi thì bạn nên tránh những nơi như, bệnh viện, nghĩa địa, … vì những nơi này có âm khí rất nặng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bản thân.
Thứ 4. Không soi gương sau 12h đêm
Các cụ ngày xưa nói rằng chiếc gương chính là cánh cổng kết nối âm dương, vì thế bạn nên hạn chế soi gương vào 12h đêm, bởi lúc này là lúc âm khí nặng nhất, do vậy bạn không nên soi gương vào ngày mùng 5 tháng 5 để tránh các hiện tượng kỳ lạ xảy ra.
Thứ 5. Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng
Nếu như bạn không ở nhà và đang ở ngoài nếu muốn cư trú ngoài nhà nghỉ, khách sạn, thì chú ý không nên lựa chọn cho mình phòng đầu và phòng cuối. Đây được coi là hai vị trí âm u ảnh hưởng không tốt đén sức khỏe.
Thú 6. Không nên mua đồ lưu niệm kỳ dị
Trong ngày Tết Đoan Ngọ nếu như có đi chơi xa, hoặc đến những nơi khác, nếu như mua đồ lưu niệm mang về hay làm quà tặng, thì chú ý tránh và không mua những đồ vật có hình dạng kỳ dị, bởi mỗi đồ vật đều có linh khí nếu không may sẽ gặp phải tà khí thì sẽ ảnh hưởng xấu đến bản thân.
Chúc Tết Đoan Ngọ
Ngoài những thủ tục, mâm cúng Tết Đoan Ngọ chúng ta thường hay sử dụng một vài những lời chúc Tết Đoan Ngọ, vậy chúng ta sẽ chúc như thế nào vào ngày này, nhân đây thì Tử Vi Việt Nam sẽ đưa ra vài lời chúc Tết Đoan Ngọ 2023 mới nhất cho quý anh chị tham khảo và mời quý anh chị xem thêm những hinh anh tet doan ngo 2023.
Lời chúc Tết Đoan Ngọ 2023
- Tết Đoan Ngọ đến rồi! Hy vọng mọi người có thật nhiều sức khỏe, luôn hạnh phúc, bình an và có những phút giây sum họp đầm ấm bên gia đình. Chúc mừng Tết Đoan Ngọ!
- Tết Đoan Ngọ – Tết diệt sâu bọ, chúc tất cả mọi người ăn no, ngủ kỹ để lũ “sâu bọ” không còn đường trú ẩn nhé.
- Vậy là một mùa Tết Đoan Ngọ nữa lại đến rồi, chúc tất cả mọi người một mùa Tết đầm ấm, yêu thương, hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu.
- Đoan Ngọ lấp ló, ai cũng giàu to, sức khỏe khỏi lo, muộn phiền xếp xó, khó khăn chuyện nhỏ, mặt không nhăn nhó, muốn gì được đó. Chúc mừng Đoan Ngọ!
- Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 lại nhớ về những ngày thơ ấu được ba mẹ bứt lá móng nhuộm móng tay. Ôi cái cảm giác ấy thật vui biết mấy. Chúc mọi người có ngày Tết Đoan Ngọ vui vẻ, đầm ấm bên gia đình nhé.
- Nhân dịp Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5, mình xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người. Chúc mọi người “diệt được nhiều sâu bọ”, chúc bà con nông dân có một vụ mùa bội thu.
- Chúc mọi người có một ngày Tết Đoan Ngọ thật vui vẻ và đầm ấm. Nhớ ăn cơm rượu nếp để diệt được nhiều sâu bọ nha!
- Vào ngày Tết Đoan Ngọ, không có gì vui bằng việc được quây quần bên những người thân yêu và thưởng thức bánh tro, cơm rượu nếp. Nếu bạn không thể về thăm gia đình vào Tết Đoan Ngọ năm nay thì cũng đừng quá buồn nha vì chúng ta còn có nhiều dịp khác mà. Xin gửi đến bạn và gia đình những lời chúc sức khỏe, bình an chân thành nhất!
- Tết Đoan Ngọ năm nay con không thể về nhà cùng ăn cơm rượu nếp, ăn bánh ú tro với bố mẹ rồi, bố mẹ đừng buồn! Con chúc bố mẹ luôn vui khỏe, hạnh phúc để chúng ta có thể cùng nhau đón nhiều cái Tết Đoan Ngọ nữa.
- Nhân dịp Tết Đoan Ngọ, chúc bố mẹ, anh chị luôn vui – khỏe – trẻ, chúc chiến dịch diệt sâu bọ của gia đình chúng ta thành công tốt đẹp.
Hình chúc Tết Đoan Ngọ
Mỗi dịp ngày lễ, ngày tết đến xuân về người ta hay trao nhau những câu chúc tốt đẹp nhất, đi đôi với lời chúc sẽ có hình ảnh. Mời quý anh chị chiêm ngưỡng những bức hình chúc Tết Đoan Ngọ đẹp nhất 2023 mà Tử Vi Việt Nam đã tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp quý anh chị an nhiên, an lạc, tịnh tâm khi xem những ảnh chúc Tết Đoan Ngọ này.
Trên đây quý đã cùng đã cùng với Tử Vi Việt đi tìm hiểu Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ 2023 vào ngày nào? Văn khấn tết Đoan Ngọ 2023 và những điều bổ ích, hy vọng quý anh chị hài lòng và có những phút dây thoải mái khi đọc bài viết này.
Chúc quý anh chị có một ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 vui vẻ hạnh phúc, bình an, may mắn nhé!!! Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên hơn để biết thêm những ngày lễ, ngày tết cổ truyền ở Việt Nam nhé.